Thứ Sáu, 30/03/2018 13:13

Cuộc so găng giá trị vốn hóa thị trường

Cho đến trước những ngày cuối cùng của quí 1-2018 Vinamilk vẫn là doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường 309.119 tỉ đồng ngày 27-3-2018. Cổ phiếu VNM có mặt thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của nhiều tổ chức, nhưng ba tháng qua nó đã không mang lại hiệu quả như mong đợi cho các tổ chức. Ngày 2-1-2018 thị giá VNM ở mức 211.500 đồng/cổ phiếu; ngày 27-3-2018 đóng cửa tại 213.000 đồng/cổ phiếu, tức tăng 0,7%, rất không đáng kể cho một chứng khoán có vai trò dẫn dắt thị trường.

Công ty cổ phần tập đoàn Vingroup lấn sân sang sản xuất xe ô tô.

Trong khi VNM giậm chân tại chỗ, vị trí dẫn đầu về giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp sữa đang bị đe dọa tiếm ngôi bởi VIC (Công ty cổ phần tập đoàn Vingroup). Cùng ngày 27-3-2018 giá trị vốn hóa của VIC đạt 298.061 tỉ đồng, chỉ còn cách giá trị vốn hóa của VNM hơn 9.000 tỉ đồng. Ở phía sau, hai “ông lớn” có giá trị vốn hóa thị trường xấp xỉ 250.000 tỉ đồng/doanh nghiệp bám đuổi sát nút là Vietcombank và Tổng công ty Khí (GAS).

Trong quí 1 vừa qua, thị giá của VIC từ mức 80.000 đồng đã lên 113.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tăng 41,3%, hơn gấp đôi mức tăng chung của VN-Index là 19%.

Tuy nhiên kỳ vọng của thị trường đặt vào VIC không chỉ là Vinhomes mà là sự lấn sân của tập đoàn sang lĩnh vực sản xuất như VinFast; VinEco; đồng thời mở rộng nhanh mảng phân phối, bán lẻ với hệ thống siêu thị VinMart, VinPro và eCommerce cộng thêm hệ thống giáo dục và dịch vụ y tế. Sau khi IPO và niêm yết Vincom Retail, các tổ chức đầu tư nước ngoài đang hướng tới mục tiêu tham gia góp vốn vào hệ thống siêu thị, phân phối, bán lẻ của VIC. Đây được nhận định là phân khúc cạnh tranh và có tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế trong vòng năm năm tới.

VIC là cổ phiếu tiềm năng. Nhưng quan trọng hơn, Vingroup là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng đột phá trong thời gian dài. Trước đây doanh thu và lợi nhuận của VIC tăng trưởng khoảng 30-40%/năm, nhưng từ năm 2015 trở lại đây, cả hai chỉ tiêu trên đều liên tục bứt phá lên 55-60%/năm. Cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ 34.054 tỉ đồng năm 2015 lên 90.424 tỉ đồng năm 2017; lợi nhuận sau thuế từ 1.501 tỉ đồng năm 2015 lên 5.440 tỉ đồng năm 2017.

Thông thường các doanh nghiệp càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng chậm lại, nhưng VIC đã đi ngược quy luật này. Điều gì tạo ra quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng cao cho VIC? Đó là sự khai phá thành công các phân khúc đang đi lên của nền kinh tế.

Trên thị trường chứng khoán Mỹ Nasdaq, có một cổ phiếu luôn được giới đầu tư nhắc đến hàng ngày là Amazon. Không ai có thể hình dung 5 năm trước thị giá cổ phiếu Amazon chỉ chưa đầy 250 đô la Mỹ. Đến tháng 3 năm ngoái, thị giá của nó chạm mức khoảng 840 đô la Mỹ. Trong vòng một năm, Amazon đã phát triển khủng khiếp, trở thành cái tên hàng đầu khi mọi người đề cập đến mua bán hàng hóa trực tuyến. Ngày 13-3-2018 giá cổ phiếu Amazon lần đầu tiên đạt 1.617 đô la Mỹ. Bất chấp ba chỉ số chứng khoán Mỹ biến động mạnh sáu tuần qua, hiện thị giá Amazon vẫn quanh 1.500 đô la Mỹ với giá trị vốn hóa 725 tỉ đô la Mỹ, gấp 3 lần GDP của Việt Nam.  

So với các cổ phiếu nổi tiếng khác vào ngày 27-3-2018 như Apple (P/E 16,5 lần), Google (P/E 56 lần), Facebook (P/E 28 lần); P/E của Amazon tới 327 lần. Vì sao giới đầu tư chấp nhận một chỉ số P/E cao như vậy của Amazon? Câu trả lời chỉ có thể là kỳ vọng mà trong đầu tư kỳ vọng là nền tảng đầu tiên cho mọi sự giải ngân.

Nhìn trong bối cảnh chung, chứng khoán đang được kinh tế vĩ mô hỗ trợ, bất chấp sự đắt đỏ của mặt bằng cổ phiếu đang tăng lên, khi theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết GDP quí 1-2018 dự báo trên 7%, cao nhất kể từ 10 năm trở lại đây và CPI tháng 3-2018 dự báo giảm 0,28% so với tháng trước đó, nghĩa là CPI quí 1 dưới 1% so với cuối năm ngoái. VN-Index đã hai lần vượt mốc lịch sử 1.170 điểm trong những ngày vừa qua và hiện đang đứng ngay cạnh đỉnh của lịch sử. Có quá tự tin khi các dự báo đều chỉ ra VN-Index có thể vươn tới 1.200 điểm trong tương lai gần?

Hải Lý

tbktsg

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu TTT: Phù hợp với trường phái đầu tư giá trị? (03/04/2018)

>   30/03: Đọc gì trước giờ giao dịch? (30/03/2018)

>   APC: Chủ tịch Võ Thùy Dương đăng ký mua 500,000 cp (30/03/2018)

>   Vietstock Daily 30/03: Tâm lý thận trọng chi phối thị trường (29/03/2018)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 30/03 (30/03/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 29/03: Thị trường "chìm nghỉm" dù tin tốt (29/03/2018)

>   29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch? (29/03/2018)

>   Vietstock Daily 29/03: Tiếp tục tích lũy? (28/03/2018)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03 (29/03/2018)

>   “Vị đắng” cổ phiếu đường (28/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật