Thứ Sáu, 09/03/2018 09:31

CPTPP qua lăng kính nông dân

CPTPP không chỉ mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho các doanh nghiệp, mà còn có thể cứu các hộ chăn nuôi, sản xuất nông sản vượt khó.

* Hiệp định CPTPP chính thức được 11 nước ký kết tại Chile

CPTPP đã mở ra một chương mới trong thực hiện chính sách hội nhập và phát triển của nước ta, đặc biệt đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân .

Dù CPTPP hay Hiệp định nào cũng đặt ra điều kiện, tham gia được đã là thành quả, nhưng hiện thực hóa ưu thế trên giấy mới là bài toán cần giải. Ảnh: H.P

CPTPP nhìn từ thực tiễn

Anh Hoàng, chủ trang trại heo có quy mô 5 nghìn con nhiều năm nay chật vật tìm đầu ra, cuộc khủng hoảng thừa heo vừa rồi cuốn phăng của anh mấy tỷ đồng. Năm nay anh vẫn thả đàn dù chưa biết thị trường tiêu thụ ra sao, bởi nếu buông trại không biết tìm nguồn đâu trả lãi ngân hàng. Ở Đông Nam Bộ có hàng ngàn trang trại quy mô tương tự, phất lên hay lụn bại tựa bèo trên sóng nước.

Tôi hỏi anh, nếu CPTPP được thông qua, anh có mạnh dạn dốc hết tài sản đầu tư nuôi heo đạt chuẩn cao hơn? Anh có vẻ ngập ngừng và hỏi tiếp về CPTPP. Cuộc trao đổi của chúng tôi chưa đến đâu thì dừng lại giữa chừng vì anh có lịch hẹn gặp đối tác.

Việt Nam có hàng chục triệu nông dân chăn nuôi, sản xuất nông sản; sản phẩm của họ không thể cứ mãi phụ thuộc vào thương nhân Hoa kiều, người dân không thể cứ mãi rũ lòng thương ra tay cứu giúp.

Nay có CPTPP, các hộ chăn nuôi, sản xuất nông sản có thể sẽ được các doanh nghiệp xuất khẩu bao tiêu sản phẩm, góp phần giảm thiểu tình trạng dư cung như những năm vừa qua.

"Miếng bánh" có dễ xơi?

Một điểm quan trọng đáng lưu ý là CPTPP quy định ngặt nghèo về nguồn gốc xuất xứ đầu vào của sản phẩm, có nghĩa là hàng hóa lưu thông trong khối phải có nguồn gốc nguyên liệu từ các nước tham gia Hiệp định chứ không được xuất phát từ bên ngoài. Trong bối cảnh ngành chăn nuôi phải nhập ngoại con giống, như giống bò nhập khẩu từ Úc; lợn, dệt may nhập từ Trung Quốc; vịt nhập từ Pháp,… sẽ xoay xở ra sao?

Không những thế, CPTPP quy định khắt khe về vệ sinh an toàn dịch tễ. Tham gia Hiệp định đa số là các thị trường “khó tính” như Nhật, Australia, New Zeland, Singgapore,..., họ thiết lập hàng rào kỹ thuật cao ngất ngưỡng cho các sản phẩm chăn nuôi từ các quốc gia khác. Trong khi thực phẩm bẩn ở Việt Nam đang là vấn nạn.

Một khi không kết nối được với chuỗi lợi nhuận trong CPTPP thì liệu tham gia khối này có còn nhiều ý nghĩa hay là thị trường nội phơi “cờ trắng” cho doanh nghiệp ngoại hoành hành? Bằng chứng, danh sách các nước xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam ngày càng dài ra, trong khi sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam còn ít ỏi trên thị trường khu vực và quốc tế.

Dù là CPTPP hay bất kỳ Hiệp định thương mại tự do nào đều đặt ra điều kiện, tham gia được đã là một thành quả, nhưng làm sao để hiện thực hóa ưu thế trên giấy mới là bài toán cần giải. Đến khi nào những ông chủ cỡ vừa và nhỏ như anh Hoàng còn mơ màng về CPTPP thì con đường từ bàn giấy đến trang trại còn xa lắm.

Trương Khắc Trà

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Grab, Uber "xô đẩy" Vinasun về tỉnh (09/03/2018)

>   Việt Nam cần chủ động trước cơ hội và thách thức từ CPTPP (09/03/2018)

>   Hiệp định CPTPP chính thức được 11 nước ký kết tại Chile (09/03/2018)

>   Việt Nam đóng vai trò xúc tác thúc đẩy các nước ASEAN gia nhập OECD (09/03/2018)

>   Vinachem lên lộ trình bán vốn tại hàng loạt các công ty hoá chất (08/03/2018)

>   Vinasun 'tố' Grab thông tin sai sự thật (09/03/2018)

>   Có đường sắt tỉ USD, từ TP.HCM đến Cần Thơ chỉ mất 45 phút (08/03/2018)

>   Ban Bí thư chỉ đạo xử lý vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG (08/03/2018)

>   Tôm Việt vào Mỹ 'bất ngờ' chịu thuế cao hơn 21 lần vì nhầm? (08/03/2018)

>   Thủ tướng yêu cầu thắt chặt việc quản lý vốn vay ODA, vay ưu đãi (08/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật