Thứ Ba, 20/03/2018 14:30

Các nước đang quản lý tiền kỹ thuật số như thế nào?

Thấu hiểu thế giới tiền kỹ thuật số vốn đã khó, giờ còn khó hơn khi các Chính phủ bắt đầu nhảy vào và tăng cường ắp đặt quy định quản lý thị trường này. Các nhà làm luật trên khắp thế giới đang để mắt tới những thứ có liên quan tới tiền kỹ thuật số, từ các sàn giao dịch tiền ảo cho tới hoạt động chào bán tiền ảo lần đầu (ICO).

Tuy nhiên, quy định về tiền ảo ở mỗi quốc gia lại mỗi khác, trong bối cảnh cơ quan quản lý ở các nước không có sự phối hợp với nhau trong lĩnh vực này. Dưới đây, Bloomberg dẫn ra quy định tiền ảo ở một số quốc gia:

Bản đồ về mức độ áp dụng quy định lên tiền ảo

Châu Á

Phần lớn giao dịch tiền ảo trên thế giới đều diễn ra ở khu vực am hiểu nhiều về công nghệ này, trong đó Nhật Bản đóng vai trò dẫn đầu sau khi ra mắt hệ thống cấp quyền cho các sàn giao dịch tiền ảo trong năm 2017. Tại Hồng Kông, các cơ quan quản lý đã chấp nhận lập trường nghiêng nhiều về hướng “không đụng tay”, trong khi một số nơi khác lại lên tiếng cảnh báo về các nền tảng tiền ảo.

Phó Thủ tướng Singapore xem tiền kỹ thuật số là “một cuộc thử nghiệm”, đồng thời nói thêm ông nhận thấy khả năng cấm giao dịch tiền ảo là không cao. Các cơ quan quản lý ở Đài Loan thì lại chấp nhận phương pháp chờ và theo dõi thị trường tiền ảo (wait-and-see approach), trong khi Philippines dự định tung ra quy định quản lý hoạt động ICO vào cuối năm nay.

Từng là một trung tâm giao dịch tiền ảo hàng đầu trên toàn cầu, Trung Quốc giờ lại dẫn đầu thế giới về việc tăng cường kiểm soát thị trường tiền ảo. Nước này đã cấm các sàn giao dịch tiền ảo và ICO, đồng thời chặn luôn việc truy cập vào các nền tảng giao dịch tiền ảo ở nước ngoài, và ngừng cung cấp điện cho những thợ đào Bitcoin.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc – cũng từng là trung tâm giao dịch tiền ảo trong năm 2017 – cũng đang tăng cường giám sát tiền kỹ thuật số và đang nghiên cứu về một bộ quy định quản lý toàn diện cho thị trường tiền ảo. Ở Ấn Độ – nơi cơn sốt tiền ảo đã bắt đầu dịu bớt, Chính phủ nước này không công nhận tiền ảo như là một phương tiện thanh toán hợp pháp và sẽ thực hiện các biện pháp để hạn chế việc sử dụng tiền kỹ thuật số.

Châu Mỹ

Phần lớn hoạt động giao dịch tiền ảo ở Mỹ đều diễn ra ở những khu vực chưa rõ ràng về mặt pháp lý. Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) đang tiến hành điều tra mọi thứ liên quan tới tiền ảo, từ ICO cho tới các quỹ đầu cơ và sàn giao dịch tiền ảo. Dù vậy, vẫn còn phải chờ xem SEC dự định làm thế nào để kiểm soát thị trường tiền ảo trong tương lai.

Ở Canada, các cơ quan quản lý cho biết ICO có thể được xem như là chứng khoán và các sản phẩm có liên quan tới tiền kỹ thuật số nên được xem là có rủi ro cao. Cùng lúc đó, các sàn giao dịch chứng khoán nước này bỗng trở thành điểm đến phổ biến dành cho các cổ phiếu và quỹ ETF có liên quan tới tiền ảo. Trong khi đó, cơ quan quản lý thị trường Brazil lại ngăn chặn các quỹ đầu tư vào tiền ảo vì chúng không được xem là tài sản tài chính.

Châu Âu, Trung Đông và châu Phi

Ủy ban Châu Âu (EC) vẫn đang xem xét lại khuôn khổ quản lý đối với thị trường tiền kỹ thuật số. Cơ quan Thị trường Chứng khoán châu Âu (ESMA) đã đề xuất áp đặt các giới hạn lên các sản phẩm phái sinh có liên quan tới tiền ảo đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đồng thời xem xét cách thức áp dụng quy định MiFID II mới của EU cho các tài sản kỹ thuật số. Một quy định chuẩn bị được đưa ra: Các nền tảng hoán đổi tiền pháp định thành tiền ảo sẽ buộc phải xác định danh tính của khách hàng trong thời gian tới.

Trong khi đó, Đức đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ các sàn giao dịch chưa được cấp phép cung cấp các dịch vụ môi giới.

Hồi tháng 1/2018, Bộ Tài chính Nga tiết lộ dự thảo luật, theo đó cấm thanh toán bằng tiền ảo, nhưng lại cho phép ICO và việc hoán đổi từ tiền ảo sang loại tiền truyền thống.

Tiền ảo vẫn là một lĩnh vực khá mơ hồ ở các nền kinh tế châu Phi. Cơ quan quản lý thị trường của châu Phi không giám sát tiền kỹ thuật số hay các sàn giao dịch tiền ảo, mặc dù Ngân hàng Trung ương nước này cho biết sẽ nghiên cứu và xây dựng một khuôn khổ chính sách và cơ chế pháp luật hợp lý. Ở Zimbabwe – nơi các đồng tiền ảo được giao dịch trên sàn và được sử dụng để thanh toán kiều hối, cơ quan tiền tệ nước này đã lên tiếng cảnh báo về các rủi ro rửa tiền, tài trợ cho khủng bố, trốn thuế và gian lận từ tiền ảo.

Điều tương tự cũng xảy ra ở Kenya, một trong những quốc gia am hiểu về công nghệ nhất của châu Phi. Ở đây, Bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến, bất chấp các lời cảnh báo từ các quan chức. Tại Nigeria, các thị trường tiền kỹ thuật số vẫn chưa được quản lý, nhưng Ngân hàng Trung ương Nigeria – vốn xem giao dịch Bitcoin như là đánh bạc – cho biết điều đó sẽ thay đổi.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Bitcoin đang diễn biến giống như bong bóng dot-com, nhưng nhanh hơn gấp 15 lần (20/03/2018)

>   Tổng thống Trump cấm người Mỹ mua tiền ảo Venezuela (20/03/2018)

>   Quá tốn điện, thành phố Mỹ cấm hoạt động đào tiền ảo (20/03/2018)

>   Tôi đã mất hàng triệu USD vì tiền ảo như thế nào (19/03/2018)

>   Sau Facebook và Google, Twitter cũng sẽ cấm quảng cáo tiền ảo? (19/03/2018)

>   Tiền kỹ thuật số đi đâu về đâu? (20/03/2018)

>   Fundstrat: Đào Bitcoin không còn tạo ra lợi nhuận (16/03/2018)

>   Hơn 60 tỷ USD “bốc hơi” khỏi thị trường tiền ảo trong 24 giờ (15/03/2018)

>   Sàn tiền ảo Coinbase chính thức hợp tác với ngân hàng Barclays của Anh (15/03/2018)

>   Trung Quốc ‘bật đèn xanh’ cho tiền ảo (15/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật