Thứ Bảy, 10/02/2018 10:01

TTCK nào giảm mạnh nhất trong tuần qua?

Bắt đầu từ ngày thứ Hai đen tối (05/02), Dow Jones rớt thảm 1,175 điểm (trong phiên có lúc còn giảm tới gần 1,600 điểm), còn S&P 500 mất tới 4.1%. Và từ Mỹ, làn sóng bán tháo bắt đầu lan rộng ra trên khắp thế giới, và có những nơi như Trung Quốc và Argentina – thị trường chứng khoán nước đó còn giảm mạnh hơn nữa.

Tuần qua, Dow Jones và S&P 500 cùng sụt 5.2%, còn Nasdaq Composite giảm 5.1% nhờ đà hồi phục trong ngày thứ Sáu (10/02).

Những lo ngại về sự gia tăng của lạm phát, lãi suất và lợi suất trái phiếu Chính phủ ở Mỹ đã châm ngòi cho làn sóng bán tháo.

Các công ty lớn nhất trên thế giới – ở cả thị trường phát triển và mới nổi – mất 5.2 ngàn tỷ USD về vốn hóa kể từ khi lên mức đỉnh vào cuối tháng 1/2018, dựa theo ước tính của S&P Dow Jones Indices.

Sau đây là một số thị trường chứng khoán có kết quả rất tệ trong tuần qua:

Trung Quốc

Chỉ số Shanghai Composite lao dốc 14.6% so với mức đỉnh 2 năm được xác lập cuối tháng 1/2018. Còn chỉ số Hang Seng ở Hồng Kông đã “bay hơi” 13% trong cùng giai đoạn.

Niklas Hageback, nhà sáng lập của quỹ đầu cơ Valkyria Kapital ở Hồng Kông, tin rằng chỉ số Hang Seng đã tăng quá mức rồi. Tính trong năm 2017, chỉ số này đã leo dốc 36% và liên tục lên mức kỷ lục trong tháng 1/2018.

Ông Hageback cho biết: “Đây là lúc thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng quá mua nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm về trước”. “Một đợt điều chỉnh sắp xảy ra, và một khi thị trường Mỹ bắt đầu cho thấy sự suy yếu thì làn sóng bán tháo sẽ bắt đầu, nhất là các cổ phiếu tài chính và bất động sản”.

Chỉ số Shenzhen A-share – chỉ số không hề leo dốc khi thị trường chứng khoán toàn cầu tăng mạnh – bị bán tháo nhiều nhất. Tính tới nay, chỉ số này đã sụt 15.4% kể từ khi chạm mức đỉnh được xác lập hồi cuối tháng 1/2018.

“Các thị trường nội địa Trung Quốc cho thấy một vài nét tương quan với các thị trường khác về tâm lý nhà đầu tư trong suốt giai đoạn cực kỳ biến động vừa qua. Tuy nhiên, chúng vẫn đem lại một cơ hội đầu tư rất hấp dẫn”, Francois Perrin, nhà quản lý danh mục tại East Capital, cho hay. Ông nói thêm đây là thời điểm hợp lý để bắt đầu bắt đáy và mua một số cổ phiếu vì giá rẻ.

Argentina

Chỉ số Merval của Argentina giảm mạnh nhất trong số các chỉ số toàn cầu. Có lúc, chỉ số này lao dốc tới 16% sau khi lên mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 01/02/2018. Dẫu rằng chỉ số Merval đã hồi phục một chút.

Tại mức đỉnh trong tháng này, Merval leo dốc 110% so với thời điểm đầu năm 2017. Vì thế, cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi thị trường này tụt dốc cùng với phần còn lại của thế giới.

Edward Glossop, Chuyên gia kinh tế thị trường mới nổi tại Capital Economics, cho biết sau một thời gian dài leo dốc mạnh, thì đà bán tháo cũng chẳng có gì phải lo ngại. Tuy nhiên, ông cho rằng đà lao dốc đã bị khuếch đại bởi lo ngại về chính sách gần đây của các ngân hàng trung ương về lạm phát.

Nhật Bản

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản bị cuốn sâu vào làn sóng bán tháo trong tuần này. Sau khi lên mức cao nhất kể từ đầu thập niên 90 vào cuối tháng 1/2018, Nikkei 225 đã lao dốc 12.6%.

Ông Hageback lưu ý: “Trong một thị trường như thế này cùng với thanh khoản dồi dào, sự đa dạng hóa ngành và việc lựa chọn cổ phiếu gần như vô nghĩa, và đà bán tháo thường diễn ra ở mọi ngành và mọi thị trường”.

Châu Âu

Các thị trường châu Âu cũng giảm mạnh trong tuần này, nhưng một vài thị trường trong số này lao dốc mạnh hơn những thị trường khác.

Cụ thể, chỉ số Dax 30 của Đức mất 11.7% sau khi lên mức cao nhất mọi thời đại hồi cuối tháng 1/2018. Và chỉ số Stockholm 30 có lúc lao dốc 11.5% so với mức đỉnh gần đây được xác lập hồi đầu tháng 11/2017.

Nhiều chỉ số chứng khoán châu Âu khác giảm gần 9% hoặc 10%.

Châu Phi

Chỉ số FTSE JSE All-Share ở Johannesburg, Nam Phi có thành quả rất tệ trong vài ngày vừa qua, có lúc giảm tới 11% so với mức kỷ lục xác lập hồi cuối tháng 1/2018.

“Ngay cả khi tâm điểm của làn sóng bán tháo xảy ra ở Mỹ, thì cũng chẳng ngạc nhiên khi các cổ phiếu Nam Phi bị tác động mạnh”, Oliver Jones, Chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, cho hay.

Ông Jones nhận định: “Trong quá khứ, các cổ phiếu ở thị trường mới nổi luôn lao dốc khi thị trường chứng khoán Mỹ xảy ra đợt điều chỉnh, ngay cả khi nguyên nhân của đợt điều chỉnh đó chẳng có liên quan gì đến các thị trường mới nổi. Điều này phản ánh một điều là nhà đầu tư trên khắp thế giới đang rút khỏi các tài sản rủi ro”.

Vũ Hạo (Theo CNNMoney)

FiLi

Các tin tức khác

>   Phục hồi hơn 300 điểm, Dow Jones vẫn ghi nhận tuần sụt giảm mạnh nhất trong 2 năm (10/02/2018)

>   Tài sản 500 người giàu nhất bị “thổi bay” gần 100 tỷ USD (09/02/2018)

>   TTCK lao dốc sẽ đẩy lùi nền kinh tế Mỹ như thế nào? (09/02/2018)

>   TTCK Mỹ chính thức bước vào phạm vi điều chỉnh, điều gì thường xảy ra kế tiếp? (09/02/2018)

>   Warren Buffett sẽ làm gì khi thị trường chứng khoán giảm mạnh? (09/02/2018)

>   Vốn hóa của TTCK Mỹ đã “bay hơi” gần 2.5 ngàn tỷ USD và vẫn còn giảm nữa (09/02/2018)

>   TTCK châu Á thêm 1 phiên đỏ lửa (09/02/2018)

>   Dow Jones tiếp tục rớt thảm hơn 1,000 điểm (09/02/2018)

>   Tổng thống Mỹ ca thán về diễn biến của TTCK (08/02/2018)

>   Dow Jones quay đầu giảm điểm vào phút chót (08/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật