Thứ Sáu, 09/02/2018 11:22

TTCK lao dốc sẽ đẩy lùi nền kinh tế Mỹ như thế nào?

Trong những ngày vừa qua, thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh, trượt dốc, phục hồi, trồi sụt và rồi lại trượt dốc một lần nữa – khi nhà đầu tư lo sợ về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhà đầu tư có lẽ lo lắng rằng tốc độ tăng trưởng đã lên mức quá cao.

* TTCK Mỹ chính thức bước vào phạm vi điều chỉnh, điều gì thường xảy ra kế tiếp? 

Đây có vẻ là một mối lo ngại hơi kỳ quặc, sau một thập kỷ tăng trưởng kinh tế chậm chạp nhưng ổn định.

Tuy nhiên, tăng trưởng toàn cầu cùng với hàng loạt bằng chứng cho thấy người Mỹ bắt đầu nhận thấy tiền lương tăng trưởng nhanh đã khởi nguồn cho làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Kể từ đó, giá cổ phiếu lao dốc không phanh.

 

Tại sao lại như thế?

Sau đây là lý do cho diễn biến này:

  • Nền kinh tế tăng trưởng mạnh làm dấy lên nỗi lo lạm phát đang tăng.
  • Nỗi lo lạm phát có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất sớm hơn dự kiến.
  • Mối lo lắng về Fed thúc đẩy thêm cho quan điểm rằng lãi suất ngày càng tăng sẽ chấm dứt “thị trường con bò” hiện tại, một phần là do các công ty thường tăng trưởng chậm chạp hơn khi lãi suất đi vay ngày càng cao.
  • Đó là chuỗi lo lắng dẫn tới kết quả đơn giản: Bán tháo.

Điều này có thể không phải là lý do khiến nhà đầu tư hoảng loạn. Thị trường chứng khoán có thể bị chi phối bởi nhận thức của nhà đầu tư (cũng giống như những thứ khác), và nỗi ám ảnh về sự thay đổi của tình trạng hiện nay có thể khiến nhà đầu tư kinh hãi. Ngay cả Tổng thống Mỹ Donald Trump – người thường khoe mẽ về đà tăng của thị trường chứng khoán dưới thời của ông – cũng cho rằng phản ứng của thị trường rất phi lý.

Các thị trường tài chính có thể không mấy vui vẻ khi dữ liệu cho thấy tiền lương tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2009. Tiền lương cao hơn có thể khiến người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn và có khả năng làm gia tăng lợi nhuận của các công ty.

Tuy nhiên, tại thời khắc này, thị trường đang bị ảnh hưởng bởi mức độ biến động và tình trạng bất ổn kéo dài bao lâu thì còn phải chờ xem.

Các diễn biến tiêu cực trên thị trường tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế - nhất là khi chúng kéo dài.

Sau đây là một cách để thị trường tài chính tác động đến nền kinh tế:

  • Đà sụt giảm mạnh trên thị trường có thể xóa bớt một phần tiền tiết kiệm và tài khoản hưu trí của người dân.
  • Lợi suất trái phiếu có thể tăng cao khi nhà đầu tư đòi hỏi lợi suất cao hơn vì lạm phát ngày càng tăng.
  • Lợi suất cao hơn dẫn tới chi phí đi vay của các cá nhân và doanh nghiệp cũng cao hơn.
  • Và khi chi phí đi vay cao hơn, các công ty đầu tư ít hơn và người dân mua sắm ít hơn.
  • Chi tiêu và đầu tư ít hơn cuối cùng lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Trong ngày thứ Năm (08/02), chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều bước vào phạm vi điều chỉnh, tức đã giảm 10% so với mức đỉnh gần đây. Đây là một dấu hiệu cho thấy thị trường chứng khoán vẫn còn có khả năng giảm thêm. Tuy nhiên, tại thời điểm này, đà sụt giảm đã kéo dài trong vòng 1 tuần và vẫn còn quá sớm để khẳng định thị trường chứng khoán có bước vào “thị trường con gấu” hay không.

“Triển vọng của tôi không hề thay đổi chỉ vì thị trường chứng khoán thấp hơn một chút so với một vài ngày trước đây”, William C. Dudley, Chủ tịch Fed khu vực New York, cho biết trong ngày thứ Tư (07/02). “Nếu thị trường chứng khoán tiếp tục giảm dựng đứng thì điều đó có thể được phản ánh vào triển vọng kinh tế”.

Vũ Hạo (Theo New York Times)

FiLi

Các tin tức khác

>   TTCK Mỹ chính thức bước vào phạm vi điều chỉnh, điều gì thường xảy ra kế tiếp? (09/02/2018)

>   Warren Buffett sẽ làm gì khi thị trường chứng khoán giảm mạnh? (09/02/2018)

>   Vốn hóa của TTCK Mỹ đã “bay hơi” gần 2.5 ngàn tỷ USD và vẫn còn giảm nữa (09/02/2018)

>   TTCK châu Á thêm 1 phiên đỏ lửa (09/02/2018)

>   Dow Jones tiếp tục rớt thảm hơn 1,000 điểm (09/02/2018)

>   Tổng thống Mỹ ca thán về diễn biến của TTCK (08/02/2018)

>   Dow Jones quay đầu giảm điểm vào phút chót (08/02/2018)

>   Nhảy vọt hơn 200 điểm đầu phiên, Dow Jones trở về ngưỡng 25,000 điểm (07/02/2018)

>   Amazon lần đầu tiên vượt Microsoft về giá trị vốn hóa (07/02/2018)

>   Nhìn lại hành trình chuyển đổi trạng thái của TTCK Mỹ (07/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật