Thứ Hai, 19/02/2018 09:16

TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế:

Thu chi ngân sách cần chặt chẽ hơn

Cân đối ngân sách trong năm vừa qua vẫn chưa được thực hiện một cách vững vàng, khoa học và các vấn đề này sẽ tiếp tục đặt ra cho năm 2018 tới đây.

Bài toán cân đối ngân sách Nhà nước chưa vững chắc Tổng chi ngân sách Trung ương năm 2018 là 948.404 tỷ đồng Cần thiết để tạo đầu tàu kéo các khu vực khác phát triển

TS. Vũ Đình Ánh

Từ phía thu ngân sách, chủ trương lớn và nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay là tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng và thu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt nhiều mặt hàng. Động thái này cho thấy thu ngân sách vẫn có tư duy coi trọng tăng thuế suất hơn là mở rộng cơ sở thuế. Cần thống nhất quan điểm chung là thời gian tới phải mở rộng diện thu thay vì tăng mức thu, như vậy vừa không tạo thêm gánh nặng với các đối tượng bị thu như DN, người dân, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách.

Ví dụ, với thuế giá trị gia tăng cần mở rộng đối tượng thu để chống thất thoát. Thuế thu nhập DN cũng tương tự như vậy, quan trọng nhất là phải truy thu từ hàng loạt DN trốn thuế hay kinh doanh không đăng ký. Ngoài ra còn rất nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, liên kết toàn cầu như thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, các mô hình như Uber, Grab; các hoạt động ngoài Việt Nam như chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần… hiện cũng chưa thu được thuế.

Từ phía chi, mặc dù thâm hụt ngân sách năm vừa qua vẫn giữ ở mức Quốc hội giao, song chi vẫn vượt dự toán. Trong đó, chi đầu tư thấp hơn đáng kể so với kế hoạch, chi thường xuyên vượt dự toán rất cao. Điều này cho thấy kỷ luật ngân sách vẫn có vấn đề. Bên cạnh đó, việc chi đầu tư qua giải ngân trái phiếu Chính phủ không đạt dự toán cũng làm “phí hoài” thành quả năm vừa qua của NHNN trong việc cơ cấu lại lãi suất trái phiếu Chính phủ, hạ về mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Các diễn biến như vậy dẫn đến kết quả là cơ cấu chi ngày càng kém bền vững. Nếu như trước đây chi thường xuyên chiếm khoảng 60% và trả nợ lãi khoảng 10% trong tổng chi ngân sách, thì hiện nay đều nâng lên mức tương ứng là 65% và 15%, khiến chi đầu tư phát triển co lại chỉ còn khoảng 20%. 

Còn một vấn đề nữa cần lưu ý, đó là chi trả nợ gốc năm 2017 tăng vọt. Năm 2016 con số này chỉ khoảng 60.000 tỷ đồng, thì năm 2017 lên tới 163.000 tỷ đồng. Năm vừa qua lần đầu tiên chúng ta thực hiện theo Luật Ngân sách mới, vì vậy nợ gốc không tính vào bội chi ngân sách. Nếu không, bội chi chắc chắn sẽ còn tăng cao hơn lên mức kỷ lục. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn đối với thu chi ngân sách. 

Thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính (18/02/2018)

>   Giải ngân hiệu quả nhưng vẫn bảo đảm kỷ luật ngân sách  (18/02/2018)

>   Bộ Công Thương lại muốn ưu đãi thuế cho ôtô sản xuất trong nước (09/02/2018)

>   Chứng quyền có bảo đảm: Thuế thu nhập cá nhân là 0.1% giá chuyển nhượng từng lần (09/02/2018)

>   Bộ trưởng Tài chính: "Phải tập trung tăng thu nội địa" (31/01/2018)

>   Nhựa Bình Minh bị truy thu và phạt hơn 11 tỷ đồng sau kết luận thanh tra thuế 2016 (30/01/2018)

>   Thuế suất nào áp dụng cho nhà đầu tư ngoại (30/01/2018)

>   Bất cập thu – chi quỹ bảo trì đường bộ: Những bóc tách từ kiểm toán Nhà nước (29/01/2018)

>   Hàng chục doanh nghiệp Bình Dương mất tích, nợ thuế tiền tỷ (29/01/2018)

>   Giảm nhiều loại phí cho doanh nghiệp (29/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật