Chủ Nhật, 25/02/2018 08:30

Quốc hội sẽ thử "chất vấn và trả lời chất vấn ngay"

Phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp và truyền hình trực tuyến...

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị cải tiến hoạt động chất vấn.

Hoạt động chất vấn của Quốc hội sẽ tiếp tục được đổi mới, theo một thông tin mới được công bố trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội.

Thông lệ, giữa hai kỳ họp Quốc hội sẽ có hai phiên chất vấn và trả lời chất vấn được tổ chức tại phiên họp tháng 3 và tháng 8 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Phiên họp thứ 22 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 12-16/3 tới và một ngày là thời gian dành để chất vấn hai thành viên Chính phủ.

Thường thì cách thức tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng không khác gì so với tại Quốc hội. Các vị được chọn trả lời chất vấn sẽ gửi trước báo cáo về nhóm vấn đề được chọn để chất vấn.

Trong buổi chất vấn, các vị đại biểu tại phiên họp và ở 63 đoàn đại biểu (trực tuyến) sẽ chất vấn. Sau từ 3-5 người đặt câu hỏi, thì người trả lời chất vấn sẽ trả lời trực tiếp. Thời gian dành cho người chất vấn thường không quá 2 phút/lần.

Chủ trì cuộc họp mới đây về hoạt động chất vấn tại phiên họp 22 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiến hành thí điểm việc "chất vấn và trả lời chất vấn ngay".

Tức là, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn ngắn gọn, không quá 1 phút/lần. Người bị chất vấn cần trả lời ngay câu hỏi của đại biểu, không quá 3 phút/lần.

Việc này, theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội, là nhằm làm cơ sở, rút kinh nghiệm cho việc thực hiện hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5 và thứ 6 sắp tới của Quốc hội.

Phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp và truyền hình trực tuyến.

Ngoài hoạt động chất vấn, trong phiên họp thứ 22, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về nhiều dự luật: Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật Cảnh sát biển; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Quản lý phát triển đô thị.

Cho ý kiến về một số nội dung của dự thảo nghị định quy định về đối tượng, phạm vi, mức, phương thức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cũng nằm trong dự kiến phiên họp 22.

Nguyên Vũ

vneconomy

Các tin tức khác

>   Thủ tướng: "Không để tình trạng tháng Giêng là tháng ăn chơi" (22/02/2018)

>   Tăng cường quản lý, không để tăng giá bất hợp lý dịp đầu năm (21/02/2018)

>   Cú hích niềm tin từ Chính phủ kiến tạo (21/02/2018)

>   Dự báo nhiều yếu tố thuận lợi cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng (18/02/2018)

>   Để Việt Nam trỗi dậy thành "con hổ" mới (17/02/2018)

>   Kinh tế Việt Nam 2018 qua góc nhìn của 5 'đại chuyên gia' (13/02/2018)

>   Dự trữ ngoại hối đã ở mức an toàn? (13/02/2018)

>   Chính phủ chỉ đạo giảm, sáp nhập hàng loạt cơ quan (12/02/2018)

>   Tình hình giá cả thị trường năm 2017 và dự báo năm 2018 (12/02/2018)

>   Năm 2018, TPHCM đặt mục tiêu tăng GRDP từ 8.3% đến 8.5% (08/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật