Thứ Năm, 01/02/2018 10:50

PMI tháng 1 tăng cao, sức khỏe lĩnh vực sản xuất cải thiện mạnh

PMI tháng 1/2018 tăng nhờ mức tăng của các yếu tố như sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, hoạt động mua hàng, giá cả đầu vào và giá cả đầu ra tăng mạnh hơn.

Theo dữ liệu thu thập từ ngày 12-23/01, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khởi đầu 2018 một cách thuận lợi với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng mạnh hơn. Tất cả những điều này góp phần làm các điều kiện hoạt động cải thiện ở mức đáng kể nhất kể từ tháng 4/2017. Lại có bằng chứng cho thấy có áp lực đối với chuỗi cung ứng, khi mà thời gian giao hàng bị kéo dài và mức tăng giá đầu vào mạnh nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu vào đầu năm 2011. Giá cả đầu ra cũng tăng nhanh hơn khi các công ty phải đối phó với chi phí đầu vào tăng và nhu cầu khách hàng tăng.

PMI ngành sản xuất Việt Nam của Nikkei

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng Purchasing Managers’ Index (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã tăng từ mức 52.5 điểm của tháng 12 lên 53.4 điểm trong tháng 1, cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của sức khỏe lĩnh vực sản xuất. Lần cải thiện gần đây nhất của các điều kiện kinh doanh là lần cải thiện thứ 26 liên tiếp qua các kỳ khảo sát và là mức đáng kể nhất trong 9 tháng.

Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng vào đầu năm khi nhu cầu khách hàng được cải thiện. Hơn nữa, tốc độ tăng đã nhanh hơn thành mức cao của 4 tháng. Tình trạng cầu tích cực cũng được nêu bật ở các thị trường xuất khẩu, từ đó giúp số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài tiếp tục tăng.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã làm sản lượng ngành sản xuất tăng tháng thứ hai liên tiếp. Lần tăng này là mạnh và là nhanh nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.

Các công ty tiếp tục nỗ lực tăng năng lực hoạt động trong tháng 1. Trên thực tế, tốc độ tạo việc làm đạt mức cao của thời kỳ 16 tháng. Năng lực bổ sung đã giúp các nhà sản xuất giảm lượng công việc tồn đọng mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Lượng công việc chưa thực hiện đã giảm tháng thứ ba liên tiếp.

Tăng trưởng sản xuất còn được hỗ trợ bởi mức tăng đáng kể của hoạt động mua hàng, và là mức tăng nhanh nhất trong 13 tháng. Trong khi đó, nhu cầu hàng hóa đầu vào tăng và tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu đã làm việc giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài  thêm. Thời gian giao hàng của người bán hàng đã kéo dài thành mức cao nhất kể từ tháng 8/2014.

Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu cũng đã góp phần làm tăng chi phí đầu vào. Tốc độ tăng giá đầu vào đã nhanh hơn và là một trong những mức tăng mạnh nhất trong lịch sử chỉ số. Tốc độ tăng giá cả đầu ra cũng đã nhanh hơn và là mức tăng mạnh nhất trong gần một năm. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết chi phí đầu vào tăng và nhu cầu khách hàng đã được cải thiện.

Hoạt động mua hàng tăng mạnh làm hàng tồn kho trước sản xuất tăng tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ tăng vẫn chỉ là nhẹ. Trong khi đó, tồn kho hàng thành phẩm đã giảm vì đã được dùng để hỗ trợ bán hàng.

Các nhà sản xuất ở Việt Nam nói chung kỳ vọng nhu cầu khách hàng tiếp tục tăng trong năm  2018, từ đó tiếp tục hỗ trợ cho mức độ lạc quan về tăng trưởng sản xuất. Mức độ lạc quan hầu như ngang bằng với mức của tháng 12. Đầu tư quốc tế tăng và các kế hoạch mở rộng kinh doanh  là những nhân tố chính dẫn đến tăng sản lượng.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: “Sau khi giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tổng thể trong năm 2017, tháng đầu năm 2018 tiếp tục có những tin tức đáng khích lệ đối với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng nhanh hơn trong bối cảnh tình trạng cầu tăng. Với hiệp định thương mại TPP được đưa trở lại chương trình nghị sự, nhiều người sẽ lạc quan cho rằng lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Có một ghi nhận thận trọng hơn là áp lực lạm pháp đã gia tăng, với chi phí đầu vào tăng ở mức độ cao nhất trong lịch sử khảo sát. Điều này góp phần chứng minh rằng tăng trưởng mạnh trên toàn cầu đang tạo áp lực lên chuỗi cung ứng của ngành sản xuất và làm tăng chi phí nguyên vật liệu”.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam (The Nikkei Vietnam Manufacturing PMI) dựa theo dữ liệu khảo sát hàng tháng được gửi đến các nhà quản trị mua hàng của hơn 400 doanh nghiệp ngành công nghiệp (industrial companies). Bảng dữ liệu được phân loại theo GDP và quy mô lực lượng lao động doanh nghiệp. Lĩnh vực sản xuất (manufacturing sector) được chia thành 8 mảng: kim loại (basic metals), hóa chất và nhựa (chemicals & plastics), điện và quang học (electrical & optical), thực phẩm và đồ uống (food & drink), kỹ thuật cơ khí (mechanical engineering), dệt và may mặc (textiles & clothing), giấy và gỗ (timber & paper), vận chuyển (transport).

Anh Đức

FiLi


Các tin tức khác

>   Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2018 (01/02/2018)

>   CPI tháng 1/2018 tăng 0.51% (29/01/2018)

>   Moody’s cảnh báo Việt Nam về việc nới lỏng thêm chính sách tiền tệ (29/01/2018)

>   Làm sao để kinh tế ngầm lộ diện? (26/01/2018)

>   Tổng bí thư: "Lò nóng lên do tất cả cùng vào cuộc đẩy lùi tham nhũng" (26/01/2018)

>   Chuyên gia kinh tế nhận diện khó khăn 2018 (29/01/2018)

>   Việt Nam và 10 quốc gia thành viên hoàn tất các chi tiết cuối cùng của CPTPP (24/01/2018)

>   Thủ tướng: Nếu tăng trưởng thấp, đó là một cái tát vào mặt Chính phủ (23/01/2018)

>   Thủ tướng khẳng định Chính phủ tôn trọng tính khách quan của số liệu thống kê (22/01/2018)

>   Tổng bí thư: Làm rõ ai chạy chức chạy quyền, chạy ai? (19/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật