Thứ Năm, 25/01/2018 15:52

Đại án Phạm Công Danh - giai đoạn 2

Vai trò mắt xích của Quỹ Lộc Việt trong đại án Phạm Công Danh

Trong đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2, có một quỹ đầu tư tài chính tham gia là CTCP Quản lý Quỹ Lộc Việt (LVC) với Tổng giám đốc là bị cáo Nguyễn Việt Hà. Theo ý kiến của luật sư bào chữa tại phiên tòa sáng ngày 25/01/2018, bị cáo Nguyễn Việt Hà chỉ là một mắt xích giúp sức, khi hai ngân hàng sai phạm mà người móc nối phải chịu trách nhiệm thì luật sư không đồng tình.

Tháng 5/2013, do cần tiền để chăm sóc khách hàng và tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng (CB, trước là VNCB), bị cáo Phạm Công Danh đã chỉ đạo bị cáo Phan Thành Mai tìm mọi cách để có tiền chuyển về Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng. Thông qua mối quan hệ quen biết với bị cáo Nguyễn Việt Hà, Tổng giám đốc CTCP Quản lý Quỹ Lộc Việt (Quỹ Lộc Việt), Phan Thành Mai đề xuất phương án ủy thác đầu tư cho Quỹ Lộc Việt để mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và được Phạm Công Danh đồng ý. Tháng 5/2013, Phạm Công Danh cùng Phan Thành Mai gặp, bàn với Nguyễn Việt Hà để thống nhất các nội dung, ký kết hợp đồng ủy thác cho Quỹ Lộc Việt thay mặt VNCB sử dụng số tiền ủy thác đầu tư của Ngân hàng đế mua - bán các loại trái phiếu theo cách thức và danh mục do Ngân hàng chỉ định. Thời hạn thực hiện hợp đồng là 2 năm. Số tiền ủy thác không quá 2,000 tỷ đồng, thời hạn ủy thác 24 tháng với phí ủy thác 3% trên tổng mức vốn ủy thác để đầu tư vào trái phiếu do VNCB chỉ định và hợp thức bằng biên bản, nghị quyết của HĐQT VNCB.

Sau khi các hợp đồng giữa hai bên được ký kết, vào nửa cuối tháng 5/2013, Phan Thành Mai đã ký chuyển 903 tỷ đồng (900 tỷ đồng ủy thác và 3 tỷ đồng phí dịch vụ) từ tài khoản VNCB sang tài khoản của Quỹ Lộc Việt mở tại Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) để thực hiện việc đầu tư, mua, bán trái phiếu.

Mặc dù chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán có lãi năm 2012, chưa có văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với dự án trọng điểm Khu phức hợp Thương mại dịch vụ Thiên Thanh Đà Nẵng (điều kiện phát hành trái phiếu), nhưng Phạm Công Danh vẫn chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ phát hành 2,500 trái phiếu, ra thông báo và bán 900 trái phiếu trị giá 900 tỷ đồng của Tập đoàn Thiên Thanh cho các công ty do Nguyễn Việt Hà giới thiệu bao gồm An Lộc, Thạch Hà, Minh Quang (trong đó có 2 công ty của Nguyễn Việt Hà). Và thông qua việc mua bán trái phiếu nêu trên, Phạm Công Danh có được 900 tỷ đồng.

Mắt xích quan trọng

Trong vụ án này, ông Nguyễn Việt Hà bị truy tố về 2 hành vi gồm nhận ủy thác 903 tỷ đồng chuyển tiền để Phạm Công Danh sử dụng gây thiệt hại cho VNCB; và sử dụng các công ty vay tiền TPBank chuyển cho Phạm Công Danh sử dụng, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1,700 tỷ đồng. Trong phần luận tội của Viện kiểm sát, bị cáo Phạm Việt Hà bị đề nghị mức án 6-7 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Việt Hà - Tổng giám đốc CTCP Quản lý Quỹ Lộc Việt

Có thể thấy, vai trò của ông Nguyễn Việt Hà nói riêng và Quỹ Lộc Việt nói chung nổi lên như một mắt xích quan trọng; móc nối các đối tác: VNCB, TPBank, Tập đoàn Thiên Thanh. Bản thân bị cáo Nguyễn Việt Hà cũng thừa nhận những sai phạm về hành vi của mình.

Tuy nhiên, theo luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Việt Hà, HĐXX nên nhìn vào bối cảnh thực sự lúc bấy giờ khi bị cáo tham gia vào nhận ủy thác đầu tư để nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề và hiểu được chủ ý của Quỹ Lộc Việt. Quỹ Lộc Việt tham gia vào hoạt động này nhằm triển khai, mở rộng các hoạt động của quỹ. Theo lời khai của bị cáo Nguyễn Việt Hà trong phiên thẩm vấn trước đó, việc được hợp tác với một tập đoàn lớn như Thiên Thanh có thể giúp Lộc Việt nâng cao uy tín và năng lực tài chính trên thị trường; thông qua các hoạt động chào bán trên thị trường thứ cấp, Lộc Việt có thể giới thiệu thêm những dịch vụ phụ trợ và mở rộng khách hàng. Được biết, tại thời điểm lúc bấy giờ, có 3 công ty có trong tầm ngắm nhưng Quỹ Lộc Việt đã được chọn.

Luật sư cho rằng, trong toàn bộ diễn biến hồ sơ vụ án, bị cáo Nguyễn Việt Hà có bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất với Phạm Công Danh nhưng không có thỏa thuận chi tiết; “có chăng là cuộc họp, chào hỏi xã giao”, theo lời của ông Phan Thành Mai vì trước đây có quen biết với bị cáo Mai. Ngoài ra, VNCB không thông báo các thỏa thuận cụ thể với TPBank qua Quỹ Lộc Việt. Bị cáo Nguyễn Việt Hà cũng không biết gì về vị trí của ông Phạm Công Danh trên vai trò Chủ tịch VNCB. Bị cáo Phan Thành Mai từng giới thiệu với bị cáo Nguyễn Việt Hà rằng ông Danh là Chủ tịch nhưng không nói Chủ tịch của công ty nào

Xét về việc ủy thác, sự hợp tác giữa hai bên trên tinh thần là có lợi cho Quỹ Lộc Việt vì ủy thác đầu tư có nguồn thu từ phí ủy thác. Các hợp đồng ủy thác ký kết chỉ rõ mọi rủi ro thuộc về chủ đầu tư, bị cáo Nguyễn Việt Hà thấy an toàn, không mất gì cả mà tham gia thì được phí, đây là động cơ tham gia vào hoạt động này. Động cơ thứ hai là tại thời điểm đó, VNCB cũng đang triển khai hoạt động tín dụng với Sacombank và BIDV. “Hai ngân hàng lớn còn làm thì không có vấn đề gì, bị cáo Hà ý thức như vậy”, luật sư nói.

Luật sư tiếp lời, câu chuyện chỉ dừng lại ở chỗ ông Nguyễn Việt Hà để cho doanh nghiệp và các ngân hàng làm việc với nhau. Việc giới thiệu các công ty tham gia được hiểu là “thấy có lợi thì kéo anh em của mình vào mua trái phiếu, một sự tin tưởng thôi”. Người tham gia sẽ nhận được phần chênh lệch giữa trái tức và chi phí vay vốn. Bên cạnh đó, Nguyễn Việt Hà đã thực hiện đúng quy định của Nhà nước về phạm vi kinh doanh, giao dịch kinh doanh; thực hiện đúng quy chế nội bộ. 900 tỷ đồng ủy thác được chia ra làm 3 gói trị giá 300 tỷ đồng, xuất phát từ yêu cầu quản lý rủi ro (giới hạn cho một gói đầu tư của quỹ đầu tư thường là 300 tỷ đồng), đảm bảo sự an toàn trong quá trình ủy thác đầu tư.

Như vậy, bị cáo Nguyễn Việt Hà chỉ là một mắt xích giúp sức tích cực cho các sai phạm khác, khi hai ngân hàng sai phạm mà người móc nối phải chịu trách nhiệm thì luật sư không đồng tình. Luật sư cho rằng Viện kiểm sát đề nghị mức án 6-7 tỷ năm tù và phải hoàn trả số tiền 66.8 tỷ đồng (Viện kiểm sát cho rằng đây là số tiền thu lợi bất chính) quá nặng nề với Nguyễn Việt Hà. Bị cáo Hà thời gian đó sở hữu 5% vốn của Quỹ Lộc Việt, vì vậy sẽ tham gia vào hoạt động có lợi nhất cho quỹ, tiền về Quỹ Lộc Việt và đang được phong tỏa, trong khi tiền trả là cá nhân phải trả. Luật sư kiến nghị HĐXX xem xét vì bị cáo Hà không thu lợi cá nhân từ việc này. Nói thêm về khoản tiền 66.8 tỷ đồng (tương đương 4% trên tổng khoản vay TPBank hơn 1,600 tỷ đồng), tức khoản tiền đổ về trong quá trình ủy thác đầu tư được Nguyễn Việt Hà chỉ đạo Công ty Thạch Hà giữ lại tại Quỹ Lộc Việt, bị cáo Hà thừa nhận số tiền 66.8 tỷ đồng là tiền của các công ty ủy thác đầu tư.

Thu Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Dự trữ ngoại hối trên đà tăng tốc (25/01/2018)

>   Trịnh Xuân Thanh đề nghị thực nghiệm đưa 14 tỉ đồng vào vali (25/01/2018)

>   VPBank báo lãi khủng, giá cổ phiếu tiếp tục thăng hoa (25/01/2018)

>   NHNN yêu cầu hạn chế tập trung tín dụng với bất động sản, kiểm soát chặt cho vay đầu tư chứng khoán (25/01/2018)

>   Cần có xếp hạng tín dụng cá nhân (25/01/2018)

>   Kiến nghị thu hồi hơn 6.000 tỷ của 3 ngân hàng: Hiệp hội Ngân hàng lên tiếng (25/01/2018)

>   Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 5% (24/01/2018)

>   Ông Trầm Bê có đồng phạm với Phạm Công Danh? (24/01/2018)

>   Cùng NamABank tiếp lửa cho U23 Việt Nam – Tặng ngay ví điện tử trị giá 500,000 đồng (24/01/2018)

>   Cuộc chiến khốc liệt trong phân khúc ngân hàng bán lẻ Việt Nam (24/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật