Thứ Năm, 18/01/2018 14:53

Tập đoàn Cao su: Dự kiến lên HOSE cuối quý 2, sẽ lãi gần 9,000 tỷ đồng năm 2020

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) sẽ tổ chức buổi chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 02/02/2018 tới và sẽ nhanh chóng đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch HOSE vào khoảng cuối quý 2/2018.

Sáng ngày 18/01/2018, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã có buổi gặp gỡ với nhà đầu tư và chia sẻ kết quả ước đạt 2017 cũng như dự báo kế hoạch cho những năm 2018-2020.

Buổi roadshow của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam diễn ra sáng ngày 18/01/2018

Theo kế hoạch, Tập đoàn sẽ tiến hành chào bán hơn 475 triệu cp, tương đương 11.9% vốn ra công chúng. Bên cạnh đó, còn có 48.9 triệu cp  ESOP và 830 ngàn cổ phiếu cho Công đoàn. Đợt chào bán cổ phiếu dự kiến diễn ra vào ngày 02/02 với mức giá khởi  điểm 13,000 đồng/cp, mức vốn hóa ước tính 52,000 tỷ đồng.

Sau khi hoàn tất đợt chào bán, Tập đoàn dự kiến sẽ nhanh chóng thực hiện các thủ tục để có thể đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn Giao dịch chứng khoán TP.HCM vào khoảng cuối quý 2, cụ thể là tháng 6 hoặc tháng 7/2018.

Hiện Tập đoàn đang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, với số vốn Nhà nước sau khi định giá lại để cổ phần hóa là 38,820 tỷ đồng, VRG có 123 doanh nghiệp thành viên gồm 20 CTCP công  nghiệp cao su, 11 công ty chế biến gỗ, 11 công ty khu công nghiệp trên đất cao su và 20 công ty thuộc ngành khác.

Tập đoàn hiện đang quản lý gần 520,000 ha đất, trong đó đất nông nghiệp đã chiếm hơn 96%. Xét về địa lý, quỹ đất của Tập đoàn trải rộng khắp các tỉnh thành với tỷ trọng hơn 71% tổng quỹ đất, phần còn lại 27.8% là đất tại nước ngoài, chủ yếu khai thác tại Campuchia.

Tính đến cuối năm 2017, Tập đoàn đang quản lý hơn 410,000 ha cao su, diện tích trong nước chiếm đã hơn 290,000 ha, Lào và Campuchia khoảng  115,000 ha. Tổng năng lực chế biến gỗ gần 1.2 triệu m3/năm, sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su trên 30,000  tấn/năm và quản lý kinh doanh hơn 5,000 ha đất khu công nghiệp.

Từ lợi thế về quỹ đất, Tập đoàn đã tạo ra thêm lợi thế về khu công nghiệp. Vì chủ yếu các khu công nghiệp được chuyển đổi từ đất trồng cao su nên chi phí đầu tư thấp, thời gian triển khai giao đất nhanh. Hiện Tập đoàn đang quản lý 13 khu công  nghiệp với tổng diện tích đất có thể thuê 6,000 ha, khai thác được trên 50% chủ yếu tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh. Mảng hoạt động này hiện đang mang lại tỷ suất lợi nhuận trên vốn đến 30%.

Năm 2017, hầu hết các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh đều đã vượt chỉ tiêu đặt ra như sản lượng cao sụ khai thác đạt khoảng 273,000 tấn, vượt 9% kế hoạch năm; sản lượng cao su tiêu thụ 344,000 tấn, vượt 11% chỉ tiêu đặt ra. Tương tự với sản phẩm gỗ các loại đạt 1.2 triệu m3 và sản phẩm công nghiệp cao su đạt 30,000 tấn, đều cao hơn con số kế hoạch từ 3-8%. Theo đó, doanh thu hợp nhất ước khoảng 19,000 tỷ đồng, còn tổng lợi nhuận sau thuế khoảng 3,600 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra 18%.

2020 sẽ đạt 40,000 tỷ đồng tổng doanh thu và gần 9,000 lợi nhuận

Về dự báo cho những năm sau cổ phần hóa từ 2018-2020, Tập đoàn duy trì tổng diện tích cao su đến 2020 khoảng 400,000 ha, trong đó trong nước khoảng 285,000 ha, nước ngoài là 115,000 ha. Sản lượng cao su gia tăng bình quân 15%/năm, đến năm 2020 dự kiến đạt khoảng 414,000 tấn. Tăng sản lượng thu mua từ 70,000 tấn hiện nay lên 105,000 tấn và sản lượng tiêu thụ đạt 520,000 tấn.

Về hoạt động chế biến gỗ, VRG sẽ nâng công suất gỗ tinh chế và ghép tấm trung bình 10%/năm, sản lượng MDF đạt khoảng 900,000 m3 vào năm 2020 đồng thời tăng cường phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để đáp ứng vùng nguyên liệu và thị trường.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trung bình khoảng 15% với tổng doanh thu khoảng 40,000 tỷ đồng, lợi nhuận 8,953 tỷ đồng vào năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt bình quân 21%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ duy trì mức bình quân khoảng 19%. Về tỷ lệ cổ tức dự chia, năm 2018 sẽ là 6% tăng 2% mỗi năm, dự kiến đến năm 2020 là 10%.

Riêng năm 2018 sau khi cổ phần hóa, VRG đặt kế hoạch doanh thu đạt 29,457 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6,080 tỷ đồng. Mảng cao su tự nhiên trong năm 2018 khả năng sẽ đóng góp đến 63% tổng lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn, sự tăng  trưởng này chủ yếu do diện tích khai thác tăng 15%, năng suất khai thác trung bình tăng 3% đạt mức 1.49 tấn/h và lượng đóng góp từ việc thanh lý cây cao su già hết tuổi khai thác. Sản lượng khai thác và sản lượng tiêu thụ dự kiến lần lượt tăng thêm 30,000 tấn và 50,000 tấn.

Lãnh đạo nói gì về sai phạm hơn 8,300 tỷ đồng

Bên cạnh kết quả kinh doanh, năm 2017 còn khiến nhà đầu tư quan tâm về những sai phạm hơn 8,300 tỷ đồng của một số nguyên lãnh đạo tại Tập đoàn và ngành, Tổng giám đốc Trần Ngọc Thuận cho biết, theo kết luận của cơ quan quản lýthì đây là khoản được ghi cụ thể với nội dung đề nghị xử lý kinh tế, không phải là khoản tham ô, thất thoát hay đốt tiền.

Quá trình xử lý khắc phục của Tập đoàn theo chỉ đạo của Chính phủ từ năm 2014 đến nay vẫn đang thực hiện và luôn đảm bảo các văn bản báo cáo lên các Bộ ngành có liên quan, cơ quan Chính phủ. Tập đoàn sẽ công bố rõ ràng khi có kết luận chính thức. Ông Thuận khẳng định sai phạm chắc chắn sẽ bị xử lý, ai sai cá nhân đó sẽ chịu trách nhiệm và cũng sẽ hạn chế những tác động tiêu cực đến hoạt động của toàn ngành nói chung và của Tập đoàn nói riêng.

Phúc Mai

FILI

Các tin tức khác

>   Thông báo kết quả đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng cuả Công ty TNHH Một thành viên Lọc Hóa dầu Bình Sơn (17/01/2018)

>   IPO Lọc - Hóa dầu Bình Sơn: Miệt mài nhập lệnh, giá khớp bình quân 23,043 đồng/cp, tương ứng thu về 5,566 tỷ đồng (17/01/2018)

>   HOSE: Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá của Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ (15/01/2018)

>   Thủ tướng: Bán vốn Sabeco là 'hình mẫu cổ phần hoá doanh nghiệp' (15/01/2018)

>   5 cá nhân ôm trọn gần 14 triệu cp Lawaco với giá bình quân 11,102 đồng/cp (15/01/2018)

>   Tiền mới nào cho IPO? (14/01/2018)

>   HOSE: Thông báo đăng ký tham gia đấu giá cổ phần của Công ty TNHH Một thành viên Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (11/01/2018)

>   Tổng Giám đốc Cao Hoài Dương: PVOil chưa phải là cô gái xinh đẹp nhưng là cô gái chân dài! (11/01/2018)

>   Sovico muốn làm cổ đông chiến lược của PVOil (11/01/2018)

>   PV Power có gì đáng đầu tư? (11/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật