Thứ Ba, 09/01/2018 17:13

NHNN: Năm 2017 tín dụng tăng trưởng 18.17%

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 31/12/2017, tín dụng tăng 18.17% so với đầu năm.

Phần lớn tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh (chiếm khoảng 80% tổng dư nợ), trong đó tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ diễn biến tích cực. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán được kiểm soát đã tăng với tốc độ chậm lại. Cụ thể, đến cuối tháng 11/2017, tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu tăng 14.03% so với cuối năm 2016; với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 20%; với lĩnh vực công nghiệp ưu tiên tăng 22.13%; với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11.53%; với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 22%....

Trong năm 2017, NHNN cho biết đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay và tăng cường khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 6.81% (cao nhất trong 10 năm và cao hơn mục tiêu 6.7%). Ước cả năm, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng khoảng 16%, sát với chỉ tiêu định hướng đề ra khoảng 16-18% từ đầu năm.

Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp giảm lãi suất cho vay. Trong điều kiện lãi suất chịu áp lực gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2017, NHNN đã điều hành CSTT đảm bảo thanh khoản cho TCTD, duy trì lãi suất liên ngân hàng ở mức hợp lý, góp phần ổn định và giảm mặt bằng lãi suất thị trường. Từ ngày 10/07/2017, NHNN đã giảm 0.25%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 0.5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Về tỷ giá và thị trường ngoại tệ cơ bản ổn định. NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá mua ngoại tệ phù hợp với diễn biến thị trường để mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước, linh hoạt các công cụ CSTT để duy trì chênh lệch lãi suất VNĐ và USD ở mức hợp lý, điều hành thanh khoản tiền đồng để vừa hỗ trợ ổn định tỷ giá khi cần thiết, vừa hỗ trợ thực hiện mục tiêu ổn định lãi suất trên thị trường 1 (huy động của các ngân hàng từ dân cư và tổ chức kinh tế). Theo đánh giá của Bloomberg, đồng Việt Nam là một trong những đồng tiền ổn định nhất Châu Á.

Về thị trường vàng, từ đầu năm 2017 đến nay, giá vàng trong nước diễn biến tương đối ổn định và biến động trong biên độ hẹp ngay cả khi giá vàng quốc tế diễn biến phức tạp. Nhu cầu vàng miếng trong nền kinh tế ngày càng suy giảm, doanh số mua, bán vàng miếng trong hệ thống duy trì ở mức thấp. Thị trường không xuất hiện các “cơn sốt” vàng miếng; không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn đến tỷ giá, thị trường ngoại tệ và sự ổn định kinh tế vĩ mô. Một phần nguồn vốn bằng vàng đã bước đầu được chuyển hóa để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác tái cơ cấu và xử lý nợ xấu đạt được những kết quả tích cực. Trong năm 2017, khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu đã dần được hoàn thiện. NHNN đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 (Đề án 1058). Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết số 42). Nghị quyết 42 đã tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các TCTD, tổ chức mua bán nợ xấu. Đồng thời, Quốc hội cũng đã chính thức thông qua Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD (có hiệu lực từ ngày 15/01/2018). Nợ xấu tiếp tục được kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%.  

Với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và công nghệ, dịch vụ ngân hàng tiếp tục được phát triển mạnh. NHNN đã ban hành Kế hoạch của ngành triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020; thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính của NHNN nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam ra đời và phát triển. Đồng thời, NHNN đã chủ động theo dõi, giám sát và kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo TCTD về các vấn đề an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.

Năm 2018, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Trong đó phấn đấu giảm lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô và trên cơ sở đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh tài chính. Tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt phù hợp tình hình thị trường; ổn định thị trường ngoại tệ, tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối khi thị trường thuận lợi; thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường vàng.

NHNN sẽ điều hành tín dụng theo hướng kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý để góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.  Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán trong nền kinh tế; triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020; phát triển công nghệ ngân hàng và dịch vụ thanh toán,…

Anh Đức

FiLi

Các tin tức khác

>   Dự trữ ngoại hối Việt Nam vượt mức 53 tỷ USD (09/01/2018)

>   PVcomBank bán bất thành 2 triệu cp PVI (10/01/2018)

>   Bán tiếp hơn 5.5 triệu cp Sacombank, Eximbank giảm sở hữu còn 6.84% (09/01/2018)

>   DongABank đã thu hồi hơn 12,000 tỷ đồng nợ có vấn đề kể từ sau kiểm soát đặc biệt (09/01/2018)

>   Ông Trần Bắc Hà bị ung thư gan, sức khỏe bà Hứa Thị Phấn chỉ còn 7%, không thể ra tòa (09/01/2018)

>   Ngân hàng NCB tung gói sản phẩm “Đặc quyền phái đẹp” lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam (09/01/2018)

>   Dòng tiền trong đại án Phạm Công Danh qua TPBank như thế nào? (09/01/2018)

>   Ngân hàng sẽ áp đảo "giải cống hiến" ngân sách 2017 (09/01/2018)

>   MBB sẽ chi hơn 1,000 tỷ trả cổ tức đợt 1/2017 vào ngày 31/01 (09/01/2018)

>   Ông Phạm Công Danh đã kéo nhiều ngân hàng liên quan đến việc rút ruột VNCB như thế nào? (09/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật