Thứ Ba, 23/01/2018 14:45

IMF: Các đợt cắt giảm thuế của chính quyền Donald Trump sẽ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu

Cuộc cải cách thuế của chính quyền Donald Trump là thông tin tích cực mới nhất dành cho nền kinh tế toàn cầu.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong ngày thứ Hai (22/01) rằng họ kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu sẽ ở mức 3.9% trong năm nay và năm 2019, tức tăng 0.2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 10/2017. Đây sẽ là mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2011.

IMF cho hay sự thay đổi trong hệ thống thuế nước Mỹ – vốn được thông qua hồi tháng 12/2017 – sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.

“Việc nâng dự báo tăng trưởng phản ánh đà tăng trưởng ngày càng mạnh trên toàn cầu và tác động dự kiến của những thay đổi trong chính sách thuế Mỹ”, IMF cho hay trong một báo cáo công bố trước sự kiện Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sỹ.

IMF dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2.7% trong năm 2018, cao hơn nhiều so với dự báo trước đó là 2.3%. Sau đó, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại và ở mức 2.5% trong năm 2019, nhưng vẫn cao hơn mức dự báo trước đó của IMF là 1.9%.

Các đối tác thương mại của Mỹ cũng hưởng lợi ích, đặc biệt là Canada và Mexico.

Tuy nhiên, Cơ quan này cũng lên tiếng cảnh báo rằng các tác động tích cực từ những sự thay đổi trong hệ thống thuế Mỹ - bao gồm việc hạ thuế suất doanh nghiệp – sẽ không tồn tại lâu.

Ngoài ra, IMF cũng tìm thấy những lý do khác để tiếp tục tỏ ra lạc quan về nền kinh tế toàn cầu: Khu vực châu Âu và châu Á bất ngờ tăng trưởng nhanh hơn.

Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được dự báo tăng trưởng 2.2% trong năm nay và 2% trong năm 2019, cao hơn dự báo trước đó là 1.9% và 1.7%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chạm mức 6.6% ở Trung Quốc và 7.4% ở Ấn Độ, theo IMF.

“Đây là một thông tin rất tốt… Nhưng các nhà lãnh đạo chính trị cần phải nhớ rằng tăng trưởng kinh tế cũng phản ánh một loạt tình trạng vốn không kéo dài”, Maurice Obstfeld, Cố vấn kinh tế của IMF, cho hay.

Ông Obstfeld cho hay các nhà hoạch định chính sách sẽ tận dụng cơ hội trên để thực hiện các cuộc cải cách khó khăn nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng, giảm bớt nợ, và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng kế tiếp.

Anh – nước sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 3/2019 – sẽ là một trong vài quốc gia bỏ lỡ đà tăng trưởng mạnh hơn. Theo IMF, kinh tế Anh sẽ tăng trưởng chỉ 1.5% trong năm 2018 và năm 2019.

Ngoài ra, IMF nói rõ nền kinh tế toàn cầu có khả năng duy trì đà tăng hiện tại trong ngắn hạn, ngoại trừ trường hợp có sự điều chỉnh trên thị trường tài chính.

Tuy nhiên, Cơ quan này cũng xác định một vài yếu tố rủi ro có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng dài hạn, bao gồm tình trạng bất bình đẳng, biến đổi khí hậu, bất ổn chính trị và các chính sách hướng nội – vốn có thể dẫn tới việc áp đặt các rào cản đến hoạt động thương mại.

Vũ Hạo (Theo CNNMoney)

FiLi

Các tin tức khác

>   Ông Trump áp thuế nhằm vào châu Á (23/01/2018)

>   NHTW Nhật Bản lại giữ nguyên chính sách tiền tệ (23/01/2018)

>   Chiến dịch chống tham nhũng của Saudi Arabia có thể thu hồi 100 tỷ USD (23/01/2018)

>   Chính phủ Mỹ có tiền để hoạt động trở lại (23/01/2018)

>   Nỗ lực cứu chính phủ khỏi đóng cửa bất thành của Trump (22/01/2018)

>   1% người giàu nhất chiếm tới 82% tài sản của thế giới trong năm 2017 (22/01/2018)

>   Nước Anh lần đầu có Bộ trưởng Bộ cô đơn (18/01/2018)

>   Không thể chuyển tiền, trùm địa ốc Trung Quốc phải bán tháo dự án ở nước ngoài (18/01/2018)

>   Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt mục tiêu trong năm 2017 (18/01/2018)

>   Ép dân nhập cư bán dâm ở Mỹ, 'ngành kinh doanh' tỉ đô (18/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật