Thứ Hai, 22/01/2018 09:45

1% người giàu nhất chiếm tới 82% tài sản của thế giới trong năm 2017

Trong mỗi 10 USD tài sản được tạo ra hồi năm 2017, thì hơn 8 USD đi vào túi của top 1% người giàu nhất.

Đó là theo báo cáo mới từ Oxfam International. Theo đó, 50% dân số top dưới không hề có sự gia tăng trong tài sản.

Oxfam thông tin thêm rằng xu hướng trên cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang nghiêng về hướng của những người giàu có.

“Sự bùng nổ của giới tỷ phú không phải là dấu hiệu của một nền kinh tế thịnh vượng, nhưng là một biểu hiện của một hệ thống kinh tế đang suy yếu”, Winnie Byanyima, Giám đốc điều hành của Oxfam International, cho hay.

Nhà lãnh đạo của Oxfam tranh luận rằng những người lao động làm ra quần áo chúng ta đang mặc, lắp ráp điện thoại mà chúng ta xài và nuôi trồng thực phẩm đang bị khai thác để làm giàu cho các tập đoàn và những người siêu giàu.

Nghiên cứu trên – vốn được công bố trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos – sử dụng dữ liệu từ báo cáo Global Wealth Databook của Credit Suisse.

Ngoài ra, báo cáo trên còn làm nổi bật lên những ảnh hưởng bất lợi của tình trạng bất bình đẳng giới bằng dữ liệu cho thấy số người đàn ông sở hữu đất, cổ phiếu và các tài sản vốn khác nhiều hơn phụ nữ.

Tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng đã là chủ đề chính tại Davos trong nhiều năm qua.

Trong ngày thứ Hai (22/01), Oxfam cho biết đây là thời điểm để những tầng lớp tinh hoa trên toàn cầu ngừng bàn về tình trạng bất bình đẳng và bắt đầu thay đổi cách làm của họ.

“Thật khó để tìm ra một nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay chính trị không nói rằng họ lo lắng về tình trạng bất bình đẳng. Thậm chí còn khó hơn để tìm ra một người thực sự làm gì đó để cải thiện tình hình này”, bà Byanyima cho hay.

Bà nói thêm: “Nhiều người đang cố tình làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bằng cách cắt giảm thuế và loại bỏ quyền của người lao động”.

Oxfam cho hay các Chính phủ nên tập trung vào các chính sách có thể tạo ra sự phân phối tài sản công bằng hơn và gia tăng quyền của người lao động.

Các chính sách này có thể bao gồm đưa ra tiền lương sinh hoạt (living wage), đồng thời hỗ trợ công đoàn lao động, và giải quyết nạn phân biệt giới tính.

Ngoài ra, các Chính phủ còn cần phải giải quyết tình trạng né tránh thuế và áp đặt mức giới hạn lên khoản hoàn trả tới cổ đông và tiền lương cho cấp lãnh đạo, Oxfam cho hay. Tổ chức này còn tranh luận rằng các công ty không nên chia cổ tức cho cổ đông trừ khi họ có trả lương sinh hoạt cho người lao động.

Chưa hết, Oxfam nhận định các chính sách thuế nên được sử dụng để làm giảm mức độ giàu có của giới siêu giàu.

Vũ Hạo (Theo CNNMoney)

FiLi

Các tin tức khác

>   Nước Anh lần đầu có Bộ trưởng Bộ cô đơn (18/01/2018)

>   Không thể chuyển tiền, trùm địa ốc Trung Quốc phải bán tháo dự án ở nước ngoài (18/01/2018)

>   Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt mục tiêu trong năm 2017 (18/01/2018)

>   Ép dân nhập cư bán dâm ở Mỹ, 'ngành kinh doanh' tỉ đô (18/01/2018)

>   Các chuyên gia lo ngại gì trong năm 2018? (18/01/2018)

>   Trung Quốc phá đường dây sản xuất tiền giả thế kỷ (18/01/2018)

>   Nước Mỹ trong 'Lửa và cuồng nộ' - Kỳ 1: Steve Bannon: họa từ miệng mà ra (16/01/2018)

>   Ai mua quốc tịch, tôi bán cho (15/01/2018)

>   Triều Tiên có cửa hàng online đầu tiên (13/01/2018)

>   Nhật Bản có bị tụt lại trong cách mạng xe điện? (13/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật