Thứ Tư, 03/01/2018 06:27

Dầu khởi đầu năm 2018 bằng đà giảm nhẹ

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm nhẹ trong ngày thứ Ba do những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ở Biển Bắc và Libya đã dịu bớt. Dẫu vậy, giá dầu vẫn dao động gần mức cao nhất trong hơn 2 năm khi căng thẳng gia tăng tại Iran - quốc gia xuất khẩu dầu chủ chốt trên thế giới, MarketWatch đưa tin.

Các hợp đồng dầu WTI tương lai đã đóng cửa tại mức 60.42 USD/thùng trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2017, mức cao nhất kể từ tháng 6/2015.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2 trên sàn Nymex lùi 5 xu xuống 60.37 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 3 trên sàn Luân Đôn mất 30 xu (tương đương 0.5%) còn 66.57 USD/thùng.

Thị trường đã có sự cải thiện trong bối cảnh tâm lý lạc quan ngày càng gia tăng, khi tình trạng dư cung cuối cùng cũng đã dịu bớt, nhờ nhu cầu tăng mạnh cùng với thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đồng minh.

Các chuyên gia phân tích tại Sevens Report nhận định: “Sự gián đoạn nguồn cung gần đây ở Biển Bắc và Libya không làm thay đổi triển vọng dầu trong trung hạn, nhưng khả năng nhu cầu toàn cầu gia tăng cùng với việc OPEC tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể giúp xóa bớt tác động tiêu cực từ đà leo dốc của sản lượng tại Mỹ”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng lưu ý trong một báo cáo hôm thứ Hai rằng khi bước vào năm 2018, đừng quên là sản lượng tại Mỹ sẽ tiếp tục chi phối thị trường trong trung và dài hạn. Nếu sản lượng tại Mỹ tiếp tục nhảy vọt, điều đó sẽ là rào cản đối với giá dầu.

Nhà đầu tư sẽ phải chờ đến ngày thứ Năm, muộn hơn một ngày so với bình thường do kỳ nghỉ Lễ mừng Năm mới, để xem báo cáo định kỳ hàng tuần về nguồn cung và sản lượng dầu tại Mỹ của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Trong khi đó, Iran đang phải đối mặt với ngày thứ 6 của cuộc biểu tình, một trong những cuộc biểu tình lan rộng nhất trong gần 1 thập kỷ qua tại quốc gia này. Sự việc này đã làm dấy lên lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung khi Iran là nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 trong OPEC.

Ngoài ra, nhu cầu dầu được dự báo sẽ dao động gần với nguồn cung dầu vào 6 tháng cuối năm, sau hơn 3 năm trong tình trạng dư cung.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng xăng giao tháng 2 mất 1.8% còn 1.763 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 2 lùi 0.5% xuống 2.058 USD/gallon.

Trong khi đó, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 2 vọt 3.5% lên 3.056 USD/MMBtu, mức đóng cửa cao nhất trong 1 tháng.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Đường ống dẫn dầu thứ hai từ Nga tới Trung Quốc bắt đầu đi vào hoạt động (02/01/2018)

>   Phân tích kỹ thuật Hàng hóa tháng 01/2018: Vàng và dầu cùng tiến lên (03/01/2018)

>   Vọt hơn 12%/năm, dầu lên đỉnh 2 năm rưỡi (30/12/2017)

>   Thị trường dầu: Dọn đường cho cuộc đối đầu giữa OPEC và nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ (29/12/2017)

>   Theo chân dòng tiền vào nhiệt điện than (29/12/2017)

>   Dầu khởi sắc khi nguồn cung tại Mỹ sụt giảm (29/12/2017)

>   Kinh nghiệm đầu tư năm 2017: Chú ý biến động của hàng hóa có tính dẫn dắt (Kỳ 1) (05/01/2018)

>   Dầu rút khỏi đỉnh hơn 2 năm vì nhà đầu tư chốt lời (28/12/2017)

>   5 ngày nữa, xăng A92 "biến mất" trên thị trường (27/12/2017)

>   Thứ trưởng Công Thương: Đảm bảo không còn xăng RON 92 từ 1/1/2018 (27/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật