Thứ Sáu, 05/01/2018 13:08

Kinh nghiệm đầu tư năm 2017: Chú ý biến động của hàng hóa có tính dẫn dắt (Kỳ 1)

Năm 2017 được xem là năm của nhiều bất ngờ. Qua những con sóng lớn, một số kinh nghiệm quý báu cũng được giới phân tích rút ra.

Xu hướng của hàng hóa có tính dẫn dắt là hết sức quan trọng

Tác động mạnh mẽ đến giá cổ phiếu. Hẳn nhiều người vẫn chưa thể quên cú sụt giảm “kinh điển” của cổ phiếu dầu khí trong năm 2014. Sự biến động của các cổ phiếu trong một nhóm ngành nhìn chung bị ảnh hưởng khá nhiều bởi hàng hóa chi phối của ngành đó. Trong trường hợp của ngành dầu khí thì đó chính là giá dầu.

Khi hàng hóa chi phối tăng trưởng/giảm mạnh thì giá cổ phiếu có thể tăng/giảm mạnh tương ứng sau đó. Trong giai đoạn tháng 07/2014 đến cuối tháng 10/2014, giá dầu giảm khá mạnh và sụt đến gần 30% giá trị. Trong khi đó giá của các cổ phiếu ngành dầu khí nói chung và PVD nói riêng hầu như không sụt giảm và thậm chí còn tăng trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, sang đến tháng 11/2014 giá dầu vẫn không ngừng lại đà giảm và tiếp tục lao dốc. Kể từ thời điểm này thì dòng tiền bắt đầu rút mạnh khỏi nhóm Dầu khí và khiến cho giá cổ phiếu giảm rất mạnh. Chỉ trong 4 tháng sau đó, giá PVD đã giảm gần 50% khiến cho nhiều nhà đầu tư thua lỗ nặng.

Đợt tăng trưởng vào giai đoạn cuối năm 2017 lại là một ví dụ khá điển hình trong trường hợp ngược lại: sự đi lên của hàng hóa chi phối sẽ quyết định khả năng bứt phá của cổ phiếu.

Trong suốt giai đoạn từ cuối tháng 06/2017 đến cuối tháng 09/2017 thì PVD hầu như chỉ đi ngang quanh mức 14,000. Trong khi đó, giá dầu đã liên tục tăng từ mức 42 USD/thùng lên mức 52 USD/thùng (tăng hơn 20%) trong khoảng thời gian này.

Trong khoảng thời gian sau đó, đà tăng của giá dầu vẫn giữ vững và tạo động lực to lớn cho cú bứt phá ngoạn mục từ 14,000 lên 24,000 của PVD.

Có thể tốt hoặc xấu. Không phải lúc nào hàng hóa và giá cổ phiếu cũng biến động cùng chiều với nhau. Nhà đầu tư cần quan sát kỹ biến động trong quá khứ để tránh bị suy luận sai lầm.

Ví dụ dưới đây của DRC sẽ giúp minh họa rõ hơn về điều này. Trong quá khứ hầu như khi giá cao su trên sàn TOCOM (Tokyo Commodity Exchange) tạo đáy và bắt đầu tăng trưởng trở lại thì cùng lúc đó giá của DRC cũng sẽ tạo đỉnh vào đi xuống.

Vào đầu tháng 06/2016, giá cao su trên sàn TOCOM tạo đáy trong vùng 178-180 JPY/kg. Từ đó đến đầu tháng 09/2017, giá cao su đã tăng hơn 30% chỉ trong vòng vài tháng.

Điều này đã tác động hết sức tiêu cực đến giá của DRC. Chỉ khoảng 1 tháng sau thời điểm tạo đáy của giá cao su là thời điểm DRC lập đỉnh ngắn hạn và giảm mạnh. Giá giảm từ 33,000 xuống gần 19,000 (hơn 40%) cho thấy sự ảnh hưởng to lớn của giá cao su đến DRC.

Nếu trong thời gian tới giá cao su TOCOM có một đợt tăng giá mạnh tương tự thì nhà đầu tư cần hết sức thận trọng với nhóm cổ phiếu sản phẩm cao su.

Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/12: Thử thách vùng 970-975 điểm (28/12/2017)

>   Ngày 28/12/2017: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (28/12/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/12: Test lại đỉnh cũ (27/12/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/12: Sắc xanh duy trì (26/12/2017)

>   Ngày 26/12/2017: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (26/12/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/12: Chuẩn bị test đỉnh cũ (25/12/2017)

>   Chuỗi bài phân tích kỹ thuật ngành dệt may - GIL (08/01/2018)

>   REE - Triển vọng có gì mới? (25/12/2017)

>   Tuần 25-29/12/2017: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (24/12/2017)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/12/2017 (24/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật