Thứ Ba, 26/12/2017 13:16

Shark Linh đầu tư 23 tỉ đồng cho startup Telcom 'thế hệ mới'

Lần đầu tiên xuất hiện chuyện hi hữu tại Shark Tank Việt Nam khi một Startup bị 4/5 cá mập “chê” nhưng shark còn lại quyết định đầu tư cho Startup này 23 tỉ đồng!

Hai nhà đồng sáng lập của Gcalls là Phạm Tấn Phúc và Nguyễn Xuân Bằng mang đến Shark Tank một dự án đầy tham vọng nhưng "khô khan" và thậm chí là có phần khó hiểu.

Hướng đến toàn bộ thị trường Đông Nam Á

Gcalls là nhà cung cấp phần mềm quản lý giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tạo lập hệ thống tổng đài chỉ trong vòng 5 phút, bao gồm hạ tầng call center, phần mền quản lý cuộc gọi và giải pháp tích hợp với các CRM giúp doanh nghiêp quản lý khách hàng.

Theo hai nhà sáng lập Gcalls nhắm đến thị trường tích hợp và ứng dụng nội dung số Đông Nam Á có trị giá lên tới 38 tỉ USD.

Gcalls Việt Nam đã hoạt động được 2 năm, nguồn thu đến từ các thuê bao với mức phí là 157 ngàn đồng trên 1 thuê bao và doanh thu 6 tháng gần nhất là 150 ngàn USD (tương đương với 3,3 tỷ đồng).

Hai nhà đồng sáng lập của Gcalls là Phạm Tấn Phúc và Nguyễn Xuân Bằng

Đến với chương trình, hai nhà sáng lập gọi vốn với 1 tỉ 249 triệu đồng cho mỗi 1% cổ phần. Tấn Phúc và Xuân Bằng cho hay công ty đã huy động được 280.000 USD tiền vốn để bước đầu hoạt động. 70% cổ phần là của hai nhà sáng lập. 30% còn lại thuộc về các cổ đông khác, trong đó đáng chú ý nhất là Telstra - Tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Úc.

Phúc và Bằng định danh công ty là một Telco (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông) thế hệ mới với nhiều khác biệt với các Telco truyền thống lẫn các dịch vụ tổng đài ảo khác với một kế hoạch đầy tham vọng.

CEO Tấn Phúc tuyên bố công ty muốn IPO sau 7 năm nữa và gọi vốn để chinh phục toàn bộ thị trường Đông Nam Á, trước mắt là Indonesia.

Phúc và Bằng định danh công ty là một Telco (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông) thế hệ mới

Tuy nhiên, do không đưa ra được một lộ trình cụ thể nên Shark Phi từ chối đầu tư.

Tương tự, "shark" Vương cũng lắc đầu vì không hài lòng với cách gọi vốn "có tiền tới đâu làm tới đó" của dự án, khi Tấn Phúc cho rằng chỉ cần gọi được trước 6 tỉ đồng là có thể tiến sang chinh phục thị trường Indonesia.

Riêng "shark" Hưng dù hào hứng tìm hiểu nhiều lần nhưng đành rút lui với lý do đơn giản là đã cố gắng nhưng không thể hiểu rõ mô hình giải pháp và hoạt động của Gcalls.

Bất ngờ với thương vụ kỷ lục: 23 tỉ đồng!

Trong khi lần lượt các nhà đầu tư từ chối, "shark" Linh (bà Thái Vân Linh) điềm tĩnh tuyên bố: "Chị rất thích mô hình này và sẽ đầu tư cho các em 23 tỉ đồng đổi lấy 45% cổ phần".

Shark Linh đầu tư 23 tỉ đồng cho startup Telcom 'thế hệ mới'

CEO Tấn Phúc xin từ chối số tiền đầu tư này do quá xa so với dự định ban đầu nên đề nghị mức 500.000 USD với 20% cổ phần.

Kiên định về con số đầu dư và tỷ lệ cổ phần, "shark" Linh cho biết sẽ còn nhiều việc phải làm như gặp các cổ đông khác của dự án, kiêm nhiệm vai trò CFO, tư vấn chiến lược, tuyển người, kết nối, mở rộng mạng lưới, khách hàng cho Gcalls.

"Shark" Linh cho biết, chị rất am hiểu trong lĩnh vực công nghệ viễn thông và nắm rõ các nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường đang thiếu những gì.

"Shark" Linh cũng không giấu tham vọng gây dựng startup này thành một "đại gia" công nghệ mới tại Đông Nam Á. Đây là bước chuẩn bị trước khi các tập đoàn lớn đặt chân đến giành thị phần trong mảng viễn thông ứng dụng công nghệ mới.

Bộ đôi sáng lập Gcalls quyết định gật đầu nhận 23 tỉ đồng của "shark" Linh.

Mặc dù nằm ngoài dự tính ban đầu nhưng sau cùng bộ đôi sáng lập Gcalls quyết định gật đầu nhận 23 tỉ đồng của "shark" Linh. Thậm chí, hai chàng trai trẻ còn muốn tuyển "cá mập lão luyện" này về làm "fulltime" cho công ty vì bị "mê hoặc" bởi các kế hoạch mà "shark" Linh nêu ra.

Nhận về số vốn kỷ lục trong 7 tập đầu, Gcalls không khác gì "ngọc quý" tìm được đúng người. Ngoài lý do được "shark" Linh nêu trực tiếp ở trường quay thì vẫn không khó để giải thích vì sao "cá mập" này lại hào phóng "chi bạo" để đầu tư Gcalls.

Tại VinaCapital, nơi "shark" Linh làm việc vốn lâu nay ưu chuộng các startup công nghệ mới. Và  trong 5 "shark" thì bà Thái Vân Linh là vẫn người sành sỏi về kinh nghiệm thẩm định tiềm năng và đầu tư cho startup công nghệ.

Đó là chưa kể Gcalls cũng có một "lý lịch thành tích" khá hoành tráng. Startup này từng đoạt giải Ý tưởng sáng tạo nhất tại Startup Wheel và Giải nhất AngelHack tại Việt Nam, giành vé sang Thung lũng Silicon trình bày với các nhà đầu tư ở Mỹ.

Đáng kể hơn, Gcall còn là một trong 8 doanh nghiệp công nghệ trẻ được Tổng thống Obama mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh doanh nhân toàn cầu 2016 tại Thung lũng Silicon.

"Shark Tank là một sân chơi tốt, khi có thể kết nối những người mong muốn đầu tư vào Startup và những người khao khát Startup. Và vì thế sẽ thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng Startup Việt Nam" - Ông Nobukazu Aoki - Giám Đốc Marketing, Nhãn hàng MyCafé - nhà tài trợ chính cho chương trình Shark Tank bình luận.

Sẽ còn nhiều thương vụ hấp dẫn và những điều thú vị sẽ còn ở những tập tiếp theo được phát sóng định kỳ vào 11g10 thứ bảy hàng tuần trên VTV3.

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   5 CEO quyền lực từ chức trong năm 2017 (26/12/2017)

>   Đại gia đồ gia dụng Electrolux 'săn' Sunhouse: Thương vụ đầy toan tính (26/12/2017)

>   Ông Trần Bá Dương: Giá xe hơi sau năm 2018 còn đi lên (25/12/2017)

>   Hết thời hạn, Uber mới nộp 13,3 tỉ đồng thuế bị truy thu (24/12/2017)

>   Đẳng cấp “siêu giàu”, Phạm Băng Băng đối đãi nhân viên thế nào? (23/12/2017)

>   10 tỷ phú kiếm "đậm" nhất năm 2017 (22/12/2017)

>   Chịu lỗ 10 năm để phát triển đế chế đồ ăn nhanh xuyên biên giới (22/12/2017)

>   Những ngôi sao trong đêm chung kết Bản lĩnh Nhà đầu tư 2017 (20/12/2017)

>   Cuộc sống của tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới (20/12/2017)

>   Hai mảng Retail và Trading chính thức không còn là công ty con của FPT (20/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật