Hai mảng Retail và Trading chính thức không còn là công ty con của FPT
Tính đến ngày 18/12/2017, CTCP FPT đã chính thức giảm tỷ lệ sở hữu tại FPT Retail và FPT Trading về dưới 50% vốn.
Cụ thể, tỷ lệ sở hữu hiện nay của FPT tại FPT Retail là 47%, con số này tại FPT Trading là 48%. Như vậy, hai đơn vị không còn là công ty con của FPT.
Trước đó, hồi giữa tháng 8 vừa qua, FPT đã chính thức bán 30% vốn tại FPT Retail cho các quỹ được quản lý bởi Dragon Capital và VinaCapital. Tròn 1 tháng kể từ khi thoái vốn tại FPT Retail, FPT đã tiếp tục bán 47% vốn tại FPT Trading cho tập đoàn phân phối Synnex. Như vậy, câu chuyện thoái vốn tại 2 mảng phân phối và bán lẻ sau nhiều năm dai dẳng nay đã chính thức được FPT hoàn tất.
Hai mảng Retail và Trading không còn là công ty con của FPT.
|
Về quá trình hình thành hai đơn vị trên, khoảng đầu năm 2007, FPT tham gia thị trường bán lẻ và thành lập Công ty TNHH Bán lẻ FPT (FPT Retail) chuyên kinh doanh các sản phẩm tin học viễn thông, tập trung chủ yếu là điện thoại di động và máy tính xách tay.
Đến năm 2009, FPT Trading mới ra đời từ việc hợp nhất FPT Distribution, FPT Mobile và FPT Retail; thuộc nhóm “công nghệ thông tin và viễn thông”.
Khoảng 4 năm sau (năm 2013), FPT Trading được tách thành FPT Trading và FPT Retail trước khi công bố chào bán riêng từng mảng. Cụ thể, FPT Trading là nhóm sản phẩm công nghệ thông tin trong khi FPT Retail kinh doanh chủ yếu là điện thoại di động và máy tính xách tay. Và tại ĐHĐCĐ năm 2015, thông tin về kế hoạch bán FPT Retail và FPT Trading mới chính thức được FPT xác nhận.
Tri Túc
FiLi
|