Thứ Ba, 26/12/2017 17:08

Nhìn lại đế chế của ông hoàng M&A Thái Lan Charoen sau thương vụ mua Sabeco

Với nguồn tài chính dồi dào từ hai lĩnh vực nước giải khát và bất động sản, Charoen Sirivhadhanabakdi – vị tỷ phú tự thân đứng đằng sau thương hiệu Beer Chang nổi tiếng của Thái Lan – được nhiều người xem là ông hoàng M&A của Thái Lan.

Ông vừa khẳng định lại danh tiếng của mình khi Thai Beverage – doanh nghiệp đầu tàu của Tập đoàn TCC – trở thành công ty duy nhất tham gia đấu giá Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB), doanh nghiệp sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam. Cụ thể, ngày 18/12, Công ty TNHH Vietnam Beverage – doanh nghiệp có liên quan tới tỷ phú Thái Lan, mới thành lập cách đây 2 tháng, đã mua thành công 53% cổ phần Sabeco với mức giá 320,000 đồng/cp. Công ty này được sở hữu gián tiếp 49% bởi BeerCo Ltd, công ty bia do Thai Beverage sở hữu 100% có trụ sở tại Hồng Kông. Chính mức giá cao ngất ngưỡng 4.8 tỷ USD cho thương vụ mua cổ phần Sabeco đã khiến nhiều ông lớn khác thoái lui.

Ông Charoen Sirivhadhanabakdi đứng cùng vợ của mình là bà Wanna

Sabeco chiếm tới hơn 50% thị trường bia Việt Nam, và là viên ngọc quý mới nhất của Tập đoàn TCC. Trước đó, Công ty đa ngành này đã thâu tóm thành công nhà sản xuất nước giải khát Oishi Group, chuỗi siêu thị Big C và Berli Jucker – tập đoàn sản xuất, đóng gói và phân phối hàng đầu Thái Lan với lịch sử phát triển hơn 130 năm. Trong khu vực, Tập đoàn TCC đã chiến đấu vất vả để có được Fraser & Neave (F&N) – một tập đoàn sản xuất nước giải khát ở Singapore.

Với cơ cấu dân số trẻ ở mức 90 triệu dân, gần đây thị trường Việt Nam đã thu hút sự chú ý của Tập đoàn TCC. Trước đó, TCC đã thâu tóm thành công chuỗi Metro Cash & Carry (MCC) Việt Nam. Năm ngoái, khi Chính phủ Việt Nam thoái vốn ở CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM), F&N đã nâng tỷ lệ sở hữu từ 11% lên gần 20%.

Ông Charoen thường né tránh truyền thông và tránh xa ánh mắt của công chúng. Trong một cuộc gặp gỡ hiếm hoi với phóng viên tại buổi lễ khai trương nhà máy đóng chai ở Việt Nam trong năm 2012, ông cho biết: “Chúng ta phải cố gắng cung cấp nhiều phương án lựa chọn về sản phẩm hết mức có thể. Và đó phải là những sản phẩm mà người Việt Nam thực sự muốn, không phải thứ gì đó quá đắt đỏ”. Trong cuộc phỏng vấn trên, ông cũng đề cập tới Sabeco, bày tỏ sự quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ đối tác vững mạnh hơn.

Với lượng tài sản ròng là 19.3 tỷ USD, ông Charoen đang là người giàu có thứ 2 ở Thái Lan, chỉ sau Dhanin Chearavanont – Tổng Giám đốc của Tập đoàn kinh tế nông nghiệp Charoen Pokphand Group, dựa trên bảng xếp hạng giàu có của Forbes trong năm 2017.

Là con trai của một người bán hàng rong ở khu phố Chinatown cũ ở Bangkok, có lẽ cũng chẳng lạ gì khi ông Charoen muốn tham gia vào ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát. Sau khi rời khỏi trường, ông bán hàng hóa ven đường và sau đó trở thành người cung cấp hàng cho các nhà máy sản xuất rượu.

Nguồn: Nikkei Asia Review

Khi Chính phủ Thái Lan tự do hóa ngành rượu trong giai đoạn cuối thập niên 70 đến đầu thập niên 80, ông Charoen được cấp phép sản xuất rượu Sangsom rum. Sau đó, ông sáp nhập với một công ty sản xuất rượu Mekhong – một thương hiệu của Chính phủ. Cả 2 thương hiệu đều trở nên phổ biến và phù hợp với ẩm thực Thái Lan.

Sau đó, vị tỷ phú 73 tuổi này đã dần mở rộng doanh nghiệp của mình thông qua hoạt động M&A và các mối quan hệ đối tác. Trong năm 1995, thông qua việc liên doanh với hãng sản xuất bia Đan Mạch Carlsberg, Beer Chang đã ra đời. Khi đó, thị trường bị chi phối bởi hãng Boonrawd Brewery – vốn sản xuất bia Singha.

Bia Chang có giá thấp hơn và cho đến năm 1998, loại bia này đã vươn lên dẫn đầu thị trường với 54% thị phần. Mặc dù mối quan hệ liên doanh với Carlsberg đã kết thúc trong năm 2003 và dẫn tới những tranh cãi về pháp lý, nhưng bia Chang vẫn bán chạy hơn bia Singha. Tuy nhiên, sau đó bia Chang lại bị bia Leo vượt mặt. Được biết, bia Leo là một loại bia giá rẻ hơn do Boonrawd Brewery sản xuất.

Cũng như nhiều doanh nghiệp Thái Lan, Tập đoàn TCC có dự trữ tài chính dồi dào từ đất đai và bất động sản – vốn dưới quyền kiểm soát của các công ty chưa niêm yết. Theo số liệu từ cơ quan quản lý về đất đai của Thái Lan, trong năm 2014, TCC Group là công ty tư nhân sở hữu đất đai nhiều nhất ở Thái Lan với khoảng 100,800 héc ta – tương đương với 2/3 tổng diện tích của Thủ đô Bangkok.

Tập đoàn cũng đa dạng hóa sang lĩnh vực bất động sản với các khu mua sắm, khách sạn và khu giải trí. Dự án mới nhất của TCC là One Bangkok – một khu phức hợp được cho là dự án bất động sản tư nhân lớn nhất của Thái Lan với chi phí lên tới 120 tỷ Bath (tương đương 3.6 tỷ USD). Với diện tích 167,000 m2, dự án nằm trên mảnh đất thuộc sở hữu của Cục Tài sản Hoàng gia (Crown Property Bureau) – từng là nơi đặt trụ sở của Trường Chuẩn bị Lực lượng Vũ trang (AFPS). Khu phức hợp tọa lạc ở vị trí đắc địa, nơi giao nhau của hai con đường quan trọng nhất của thành phố này là Witthayu (Wireless) Road and Rama IV Road. Có đến 4 trong 5 dự án chính nằm dọc theo đoạn đường Rama IV Road đều thuộc về Tập đoàn TCC.

Phillip Securities ước tính rằng khoản vay 36 tỷ Bath sẽ được tài trợ cho các đợt thâu tóm gần đây của Thai Beverage, trong đó ngoài vụ mua cổ phần Sabeco thì còn có một số nhà máy sản xuất rượu ở Myanmar. Một số chuyên gia phân tích tỏ ra nghi ngờ về tình hình tài chính của Thai Beverage. Như đã nói ở trên, Thai Beverage sở hữu 28% cổ phần của Frasers Centrepoint ở Singapore thông qua một công ty đầu tư sở hữu toàn phần. “Nếu Thai Beverage nhận thấy rằng khoản nợ của mình quá cao thì họ có thể thanh toán bớt nợ bằng cách bán lại cổ phần cho các công ty thành viên trong nhóm”, các chuyên gia phân tích cho biết.

Nhiều trong số các doanh nghiệp thực phẩm và nước giải khát của Tập đoàn TCC đã niêm yết lên sàn chứng khoán, nhưng chưa có công ty nào thuộc lĩnh vực bất động sản và tài chính ở Thái Lan tiến hành niêm yết công khai.

Tuy nhiên, nhiều thành phần tham gia thị trường tỏ ra lo ngại nhiều hơn về tác động của thương vụ đầu tư vào Sabeco. Cổ phiếu Thai Beverage đã giảm 6% trong tuần qua sau thông tin về thương vụ mua cổ phần Sabeco.

Tuấn Kiệt (Theo Nikkei Asia Review)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chán việc văn phòng, thanh niên Hàn Quốc về quê khởi nghiệp (27/12/2017)

>   Shark Linh đầu tư 23 tỉ đồng cho startup Telcom 'thế hệ mới' (26/12/2017)

>   5 CEO quyền lực từ chức trong năm 2017 (26/12/2017)

>   Đại gia đồ gia dụng Electrolux 'săn' Sunhouse: Thương vụ đầy toan tính (26/12/2017)

>   Ông Trần Bá Dương: Giá xe hơi sau năm 2018 còn đi lên (25/12/2017)

>   Hết thời hạn, Uber mới nộp 13,3 tỉ đồng thuế bị truy thu (24/12/2017)

>   Đẳng cấp “siêu giàu”, Phạm Băng Băng đối đãi nhân viên thế nào? (23/12/2017)

>   10 tỷ phú kiếm "đậm" nhất năm 2017 (22/12/2017)

>   Chịu lỗ 10 năm để phát triển đế chế đồ ăn nhanh xuyên biên giới (22/12/2017)

>   Những ngôi sao trong đêm chung kết Bản lĩnh Nhà đầu tư 2017 (20/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật