Thứ Năm, 23/11/2017 09:02

Vì sao TPHCM xin hủy dự án chống ngập 400 triệu USD?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc TPHCM không muốn tiếp tục thực hiện dự án “Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TPHCM” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Vậy vì sao TPHCM lại xin dừng dự án trong khi bài toán ngập nước tại TPHCM vẫn chưa có lời giải?

Đường phố TPHCM thường xuyên bị ngập nặng mỗi khi mưa lớn. Ảnh: D.T

Dự án Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TPHCM được UBND Thành phố phê duyệt đầu tư từ tháng 5.2016 theo Quyết định 2319/QĐ - UBND.

Theo kế hoạch ban đầu, Dự án Quản lý rủi ro ngập nước có tổng mức đầu tư hơn 436,97 triệu USD, sử dụng bằng nguồn vốn ODA của WB và vốn đối ứng từ ngân sách Thành phố. Dự án được thực hiện theo 2 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị (2013 - 2017) và giai đoạn thực hiện đầu tư (2017 - 2021).

Theo trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM, để thực hiện mục tiêu quy hoạch chống ngập và thoát nước khu vực trung tâm TP.HCM, Dự án Quản lý rủi ro ngập nước sẽ cải thiện năng lực trữ nước và thoát nước của kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên và các kênh nhánh; hoàn thiện hệ thống chống ngập và thoát nước cho khu vực quận Gò Vấp (thuộc lưu vực Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên).

Đồng thời, dự án sẽ xây dựng và nâng cao năng lực và thể chế quản lý tổng hợp rủi ro ngập nước, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường lưu vực Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên. Sau khi hoàn thành, Dự án sẽ góp phần cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho gần 2 triệu người dân trên địa bàn 8 quận, huyện của TPHCM.

Nhiều năm qua, người dân TPHCM khổ sở với ngập nước.
Hồi giữa tháng 6.2017, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã có buổi làm việc với ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới WB tại VN về dự án “Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TPHCM”.

Theo đó, hai bên đồng thuận tiến hành các thủ tục để kết thúc dự án đối với nguồn vốn đầu tư của WB. Nguyên nhân dừng tài trợ là do chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của WB và của UBND TPHCM khác nhau và hai bên không đạt được các thỏa thuận về vấn đề này.

Đơn cử như đối với đất vườn thổ cư, pháp luật Việt Nam quy định hạn mức đất ở để bồi thường, phần còn lại sẽ được bồi thường theo đất nông nghiệp. Thế nhưng, Ngân hàng Thế giới lại dự kiến tính bồi thường toàn bộ khuôn viên theo giá đất ở, cho chuyển mục đích toàn bộ đất nông nghiệp thành đất ở mà không thực hiện nghĩa vụ tài chính. 

Mặc dù kết thúc tài trợ dự án nhưng đại diện WB khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ, đầu tư và góp phần cho sự phát triển chung của TP, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển hạ tầng đô thị, chống ngập lụt và cải thiện môi trường. Nguồn vốn dự kiến đầu tư cho dự án này khoảng 400 triệu USD sẽ ưu tiên dành cho đầu tư các dự án khác tùy theo đề xuất của lãnh đạo TPHCM.

M.Q

Lao động

Các tin tức khác

>   Cá tra tăng giá, người nuôi hết hàng (23/11/2017)

>   Nên dịch CPTPP như thế nào? (23/11/2017)

>   Bộ Công Thương: Cắt giảm điều kiện kinh doanh không vì thành tích (22/11/2017)

>   “Lâu dài để dân bầu trưởng đặc khu” (22/11/2017)

>   Quốc hội quyết làm cao tốc Bắc - Nam 118 nghìn tỷ đồng (22/11/2017)

>   Hiện tượng tỉ USD Vân Đồn (22/11/2017)

>   Nên dồn lực cho ba đặc khu hay TP.HCM và Hà Nội? (21/11/2017)

>   Chống tham nhũng: Cứ tài sản không giải trình được là tịch thu? (21/11/2017)

>   Năm 2019, báo cáo thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao (21/11/2017)

>   Người Sài Gòn chính thức đi buýt đường sông từ ngày 25.11 (20/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật