Thứ Sáu, 20/10/2017 13:44

Tội phạm thẻ ngân hàng lại tung các chiêu nhử mới

Khi có người làm quen và đề nghị mở tài khoản ngân hàng điện tử rồi mua lại với giá cao, hãy cẩn thận vì có thể đó là một chiêu thức lừa đảo mới.

Thời gian gần đây xuất hiện chiêu thức tội phạm làm quen và đề nghị người dùng mở tài khoản, đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, sau đó mua lại với giá cao, nhằm sử dụng vào mục đích lừa đảo, rút tiền mặt tại nước ngoài hoặc chuyển tiền.

Chiêu thức mới của tội phạm thẻ này vừa được Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) phát đi cảnh báo đồng thời lưu ý người dùng không đứng tên hộ người khác để mở tài khoản, mở thẻ và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử.

Trước đó trên thị trường từng xuất hiện chiêu nhờ đứng tên làm thẻ ATM sau đó mua lại nhằm sử dụng với mục đích tương tự như trên là lừa đảo, rút tiền mặt.

Theo VietBank, ngoài trường hợp trên cũng xuất hiện chiêu thức đối tượng phạm tội sử dụng điện thoại, email, mạng xã hội hay các website giả mạo, ứng dụng độc hại để khai thác thông tin... từ đó đánh cắp tên truy cập, mật khẩu đăng nhập, mã OTP để đánh cắp tiền trong tài khoản.

Thậm chí có có trường hợp tội phạm còn giả danh là cán bộ công an, Viện kiểm sát hoặc an ninh ngân hàng gọi điện thông báo tài khoản của khách hàng bị tội phạm xâm nhập và yêu cầu cung cấp số tài khoản, mật khẩu.

Có trường hợp thông báo khách hàng đã trúng thưởng, yêu cầu hoàn tất thủ tục nhận thưởng bằng cách nạp tiền vào số điện thoại chỉ định hoặc chuyển tiền vào tài khoản của bọn tội phạm.

"Khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, khách hàng bình tĩnh, tìm hiểu và xác thực thông tin. Không nạp tiền hoặc chuyển tiền theo yêu cầu của người lạ. Ngoài ra cần cảnh giác trước những thủ đoạn khai thác thông tin cá nhân, tài khoản và thông tin thẻ. Chú ý theo dõi SMS, email thông báo giao dịch để kịp thời nhận thấy các dấu hiệu bất thường để kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng và ngân hàng", VietBank cảnh báo.

Ngoài ra VietBank cũng khuyến cáo người dùng không cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc từ các link rác trên Facebook, Email, SMS…

Không nhập thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã OTP, số tài khoản… của mình vào một liên kết khác với trình duyệt web của ngân hàng.

Trước đó nhiều ngân hàng khác ở Việt Nam cũng đã liên tục phát đi thông báo đề nghị chủ thẻ đề cao cảnh giác trước các chiêu thức và thủ đoạn tinh vi của tội phạm.

Các ngân hàng cũng khuyến cáo khách hàng thường xuyên đổi mã PIN để tăng tính bảo mật và kịp thời ngăn chặn rủi ro.

Mới nhất ngày 18-10, Ngân hàng Hàng Hải VN (MaritimeBank) đưa ra ứng dụng cho phép khách hàng khi mở mới thẻ hoặc khi quên mã PIN có thể trực tiếp truy cập Internet banking để tạo và đổi mã PIN trong vòng 1 phút thay vì chờ ngân hàng hay ra cây ATM để đổi mã PIN.

A. Hồng

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Tập đoàn Bảo Việt tri ân khách hàng hơn 10 tỷ đồng (10/10/2017)

>   Ngân hàng Nhà nước hạ giá mua USD (10/10/2017)

>   Dạy con xài tiền có dễ không? (06/10/2017)

>   Warren Buffett: Đầu tư cho bản thân là khoản đầu tư quý giá nhất (05/10/2017)

>   Người trên 80 tuổi chiếm ưu thế trong tầng lớp giàu có ở Mỹ (25/08/2017)

>   Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ năm 2018 (23/08/2017)

>   Thuế tài sản dễ có nhiều lỗ hổng (18/08/2017)

>   Đề xuất thu nhập vãng lai 5 triệu mới trừ thuế thu nhập (17/08/2017)

>   Câu chuyện Đô la Mỹ “thừa” trong dân và nhà ở nước ngoài: Có chung lời giải (03/08/2017)

>   Lương tối thiểu không tăng, hay sẽ tăng 13,3%? (28/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật