Chủ Nhật, 22/10/2017 10:20

Nghịch lý chuỗi cung ứng ngành dệt may

Nếu doanh nghiệp dệt may Việt Nam không chủ động đầu tư sản xuất vải thì đến năm 2025, ngành này sẽ phải nhập khoảng 15 tỷ mét vải trên tổng số 18 tỷ mét vải nguyên liệu. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp dệt may khó thoát khỏi may gia công.

Việt Nam nhập khẩu 65-70% lượng vải nguyên liệu mỗi năm. Trong khi sợi do Việt Nam sản xuất lại xuất khẩu 2/3 sản lượng.

Dây truyền sản xuất sợi của Công ty Cổ phần Dệt sợi Đam San (Khu Công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh)

Ngành dệt chưa đáp ứng ngành may

Trong chuỗi cung ứng, ngành dệt có vai trò quan trọng không chỉ đối với riêng ngành may mà cả tổng thể ngành dệt may. Vì vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng của một sản phẩm may mặc.

Ông Vũ Huy Đông, Tổng giám đốc CTCP Damsan thừa nhận: “Chất lượng ngành dệt Việt Nam còn nhiều hạn chế mặc dù đây là ngành quan trọng đối với việc cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may”.

Trong thực tế, ngành dệt cũng chưa đáp ứng nhu cầu của ngành may. Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu vải các loại tăng 3,2% so với năm 2015 mặc dù giá trị xuất khẩu hàng dệt may giảm 23,84 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu vải chiếm 43,9%, giảm 0,1% so với năm 2015.

Chưa có chính sách hỗ trợ

Theo ông Nguyễn Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, một trong những nguyên nhân khiến thị trường dệt may xảy ra tình trạng thừa sợi, thiếu vải là do cơ chế quản lý thị trường.

Ông Sơn Lý giải, hiện nay có nhiều chính sách từ Nhà nước hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, song những chính sách hỗ trợ cụ thể và thiết thực dành cho ngành sợi, bông thì chưa có.

“Ngoài ra, trong chuỗi cung ứng ngành dệt may, doanh nghiệp Nhà nước không làm vì không có lãi; còn doanh nghiệp nước ngoài chọn khâu dễ để làm; phần khó thì doanh nghiệp tư nhân làm và đầu tư”, ông Sơn cho biết thêm.

Tuy nhiên, khi tìm địa phương để đầu tư mở nhà máy nhuộm thì hầu hết các tỉnh đều từ chối vì cơ chế chính sách đang “buộc” doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất và đầu tư trong chuỗi cung ứng ngành dệt may.

Vì vậy, ngành dệt may vẫn theo vòng luẩn quẩn, Việt Nam sản xuất sợi, xuất khẩu bông đi nước ngoài, rồi nhập vải về sản xuất, rồi lại xuất khẩu sản phẩm may mặc.

Doanh nghiệp sẽ cần những chính sách cụ thể như thế nào?

Ngọc Hà

enternews

Các tin tức khác

>   Vì sao thịt heo Việt Nam không thể xuất khẩu? (22/10/2017)

>   Nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn nợ nần, thua lỗ (21/10/2017)

>   8 ngành không “ngán” Amazon (21/10/2017)

>   Tích cực dòng vốn FII! (21/10/2017)

>   Đang xem xét tư cách đại biểu QH của bà Phan Thị Mỹ Thanh (20/10/2017)

>   Phát hiện nhiều sai sót trong quản lý tài chính tại 13 tập đoàn (19/10/2017)

>   Tạm dừng dự án SS1 trên đất quốc phòng (19/10/2017)

>   Luật pháp cục bộ (19/10/2017)

>   Chậm trễ trong thanh toán là rào cản khi triển khai dự án ODA (19/10/2017)

>   Rà soát quy định về phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của PVN (19/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật