Thứ Tư, 11/10/2017 22:49

Hành trình trở về từ vực thẳm của Masayoshi Son

Vào đỉnh điểm của hiện tượng bong bóng dot-com vào cuối năm 1999 và đầu năm 2000, tổng lượng tài sản của ông Masayoshi Son, CEO của SoftBank, tăng thêm 10 tỷ USD mỗi tuần. Đáng chú ý hơn, ông đã từng lên ngôi vị giàu nhất thế giới trong 3 ngày, ông Son chia sẻ.

Tuy nhiên, trước khi ông có cơ hội để nói với mọi người ông là người giàu nhất trên thế giới, thì Tập đoàn SoftBank bắt đầu lao dốc. Cổ phiếu SoftBank “đổ đèo” 75% trong 2 tháng và giảm 93% tại thời giảm cuối năm 2000. Doanh nghiệp này gần như phá sản. Và ông Son cũng mất phần lớn tài sản của mình. Được biết, ông đã mất tới 70 tỷ USD, nhưng điều đó không hề làm ông nản lòng.

“Bằng cách nào đó, tôi đã tồn tại được”, ông Son cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Vào lúc đó, tôi nói rằng ‘đây là lúc để bước sang giai đoạn mới, khi Interet trở thành Internet di động'".

CEO của SoftBank Masayoshi Son

Để theo đuổi tầm nhìn đó, ông Son có 2 lựa chọn: Đó là xin giấy phép hoạt động từ Chính phủ hoặc thâu tóm một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại hiện hữu. Sau khi bị từ chối về giấy phép, ông Son theo đuổi công ty Vodafone Japan. Ông đã cố gắng thuyết phục những người cho vay giúp ông mua lại Công ty này trong năm 2006.

Cũng nhờ đó, ông Son đã vực dậy SoftBank khỏi bờ vực phá sản. Tính tới ngày 10/10/2017, tổng tài sản của ông Son là 14.7 tỷ USD và là một trong 100 người giàu nhất trên thế giới.

Vũ Hạo

FiLi

Các tin tức khác

>   Sếp ngành hàng tiêu dùng nhận lương tới 3,6 tỷ đồng mỗi năm (11/10/2017)

>   Người Nhật đã vào bán xăng, hãy cạnh tranh thật sự (11/10/2017)

>   “Ông trùm hàng hiệu” chuyển tài sản nghìn tỷ cho vợ con (07/10/2017)

>   Đối thủ của Grab và Uber chuẩn bị mở rộng hoạt động ra nước ngoài? (02/10/2017)

>   Các tỷ phú công nghệ mất gần 16 tỷ USD trong 1 ngày (26/09/2017)

>   Bất ngờ với startup cho phép mỗi người phát hành cổ phiếu cá nhân (22/09/2017)

>   Cách mạng 4.0 ảnh hưởng thế nào đến bộ phận tài chính - kế toán của doanh nghiệp? (22/09/2017)

>   Vì sao Starbucks chưa bao giờ thành công với thức ăn? (21/09/2017)

>   Apple là bậc thầy trong chuyện dẫn dắt người tiêu dùng? (16/09/2017)

>   Kế hoạch đầu tư trong tương lai của Toyota ở Anh sẽ gặp khó vì Brexit? (14/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật