Đừng thí nghiệm bằng chính sách tiền tệ
Tín dụng bỗng nhiên tăng từ 18% lên 21% khi chỉ còn vài tháng nữa kết thúc năm cũng giống như một người bỗng dưng tự cho mình trẻ, khỏe nên được quyền ăn thoải mái các thực phẩm chứa cholesterol cao: Họ phải coi chừng triệu chứng đột quỵ.
Trong nhiều trường hợp, cho dù tiền có bơm ra bao nhiêu, GDP và lạm phát vẫn không nhích lên. Đã vậy, điều nguy hiểm tiềm ẩn là tiền chạy lòng vòng trong hệ thống tài chính sẽ kích hoạt lạm phát bất kỳ lúc nào trong tương lai. Ảnh: Thành Hoa
|
Bơm tín dụng nhanh và mạnh sẽ tạo ra tăng trưởng - có thực không?
Ta đã nghe nhiều về luồng quan điểm bơm thêm tiền này, họ dựa vào việc lạm phát đang ở mức thấp nên nhân cơ hội này đẩy mạnh tín dụng vào nền kinh tế, với kỳ vọng tiền không chảy vào giá làm tăng lạm phát mà chảy vào sản xuất làm tăng GDP.
Thế còn những quan ngại tiền bơm ra nhanh, nhiều và gấp gáp quá dẫn đến việc các ngân hàng cho vay vào các kênh chứng khoán, bất động sản hoặc vào các ngành nghề kinh doanh kém hiệu quả? Không sao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có một hệ thống các quy định điều tiết và giám sát cho vay đối với các ngân hàng thương mại. Bộ lọc này sẽ làm cho tiền chảy vào đúng nơi cần đến nên không phải lo ngại nhiều đến nợ xấu, bong bóng tài sản và lạm phát.
Còn độ trễ tác động của chính sách tiền tệ, 8-10 tháng sau, chuyển sang năm 2018-2019 dẫn đến lạm phát? Cũng đâu có gì lo lắng thái quá. NHNN sẽ sử dụng các nghiệp vụ thị trường mở để hút tiền về dần dần. Nếu chỉ vì lo ngại bâng quơ mà không bơm thêm tiền sẽ vuột mất cơ hội hoàn thành kế hoạch tăng trưởng và tăng trưởng vượt bậc.
Một thế giới quá đẹp và gần như có thể kiểm soát được mọi điều. Thế thì tại sao không bơm thêm tiền để tăng GDP? Nhưng nếu như thế thì công việc của ngân hàng trung ương (NHTW) hóa ra lại dễ đến thế ư? Cứ tính toán khối tiền cần tạo ra và sau đó hướng nó đến nơi cần đến bằng các công cụ hành chính, rồi điều thần kỳ sau đó là GDP tăng cao và lạm phát thấp tự nhiên sẽ đến. Nhưng…
Đọc thêm tại đây.
|