Thứ Hai, 16/10/2017 20:10

Chuyển động dòng tiền tuần 09-13/10:

Cổ phiếu nóng đã “nguội”!

Thị trường đã có những bật tăng tích cực trong tuần giao dịch 09-13/10, dòng tiền chảy vào một số nhân tố mới như VOS, IDI và nhóm cổ phiếu ngân hàng. Ngược lại với thị trường, vài cổ phiếu đầu cơ lại nhuốm màu buồn khi dòng tiền bị rút ra tại nhóm này không ít. 

Chỉ số VN-Index đã có đà tăng tích cực trong 5 phiên giao dịch từ 807.8 lên 820.95 điểm, tăng 1.6% tương đương hơn 12 điểm trong tuần 09-13/10. Tuy vậy, sàn HNX lại không đón nhận được sự tích cực mà thay vào đó chỉ nhích nhẹ lên 109.11 điểm. Xét về thanh khoản, hai sàn ghi nhận diễn biến trái chiều. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 141.58 triệu đơn vị/phiên tăng trưởng 14.55% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 42.1 triệu cổ phiếu/phiên, sụt giảm 9.68%.

Sàn HOSE ghi nhận có đến 10 cổ phiếu có lực tăng khối lượng hơn 100% và VOS bất ngờ là quán quân cho mức tăng trưởng thanh khoản, tuần trước cổ phiếu này giao dịch khớp lệnh chưa tới 200,000 cp/phiên, nhưng tuần 09-13/10 lại đạt hơn 1.1 triệu cp/phiên, lực tăng gần 490%. Phiên giao dịch ngày 13/10, khối lượng giao dịch đã tăng mạnh lên gần 3 triệu đơn vị. Cùng với đó là sự tăng trưởng giá đạt 15% lên mức hơn 2,000 đồng/cp. Đáng nói là, thông tin xoay quanh tại thời điểm này của VOS không nhiều, còn trước đó chủ yếu là những câu chuyện bất lợi như nửa đầu năm tiếp tục lỗ 172 tỷ đồng hay giải thể hai chi nhánh tại Quảng Ninh, Quy Nhơn để thu hẹp quy mô.

Cổ phiếu IDI cũng là một nhân tố gây bất ngờ khi khối lượng giao dịch từ khoảng 725,000 đơn vị/phiên bỗng chốc ghi nhận gần 3 triệu cp trong tuần 09-13/10, tăng hơn 300%. Đằng sau diễn biến này là một loạt các giao dịch đăng ký bán của lãnh đạo và người liên quan đăng ký bán gần 12 triệu cp, trong đó giao dịch của Tổng Giám đốc Phạm Đình Nam đã có kết quả với toàn bộ lượng 2 triệu cp đăng ký được bán thành công.

Sẽ thiếu sót nếu không đề cập đến cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua. STB với câu chuyện cải cách toàn bộ của Chủ tịch Dương Công Minh, từ thay đổi nhân sự đến đổi mã chứng khoán thành SCM đã tạo lực hút dòng tiền đổ vào cổ phiếu này từ 1.6 triệu cp lên gần 4.5 triệu cp/phiên. Đặc biệt, sau thông tin công bố lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc đổi mã chứng khoán trong ngày 10/10 thì phiên ngày 11/10, STB đã ghi nhận đột biến khối lượng khớp lệnh hơn 9.3 triệu cp. Tuy nhiên, giá của STB lại trái chiều khi giảm 7.6%.

VPB cũng gây chú ý khi toàn bộ 5 phiên giao dịch trong tuần 09-13/10 liên tục lạc quan với sắc xanh. Mặc dù VPB không có những thông tin đắt giá bổ trợ, thậm chí trước đó là hàng loạt quỹ đầu tư ồ ạt thoái lượng lớn cổ phiếu này. Một động lực cho dòng tiền tại VPB gần đây là thông tin về dự án VPBank StartUp nhằm hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam với tổng giá trị VPB dự kiến chi tới 1 triệu USD trong năm đầu tiên.

Trái ngược với sự hưng phấn đang dành cho công ty thành viên là VKD, thì dòng tiền tại FITTSC lại bị rút ra khoảng 50% trong tuần qua. Cụ thể, FIT trong tuần trước đó giao dịch khớp lệnh trung bình hơn 6.4 triệu cp/phiên nhưng 09-13/10 chỉ còn trên dưới 3 triệu cp/phiên. Tương tự với TSC, thanh khoản giảm từ 1.4 triệu còn khoảng 750,000 cp/phiên.

Trên sàn HNX, lực tăng thanh khoản không sôi động bằng chỉ có 6 mã cổ phiếu tăng hơn 100%.

Cổ phiếu CTP với khối lượng giao dịch trung bình tăng gần 150% so với con số tuyệt đối đạt được gần 1.4 triệu đơn vị. Tuy nhiên, cổ phiếu này lại đang trên đà lao dốc sau đợt tăng mạnh hồi tháng 7/2017, giá CTP trong tuần qua ghi nhận giảm hơn 13%. 

Trên thị trường, cổ phiếu này vẫn được đón nhận với luồng thông tin tích cực. Mới đây, Chủ tịch Võ Văn Thắng vừa đăng ký mua vào 500,000 cổ phiếu nhằm nâng sở hữu lên mức 10.9% vốn hay thông tin kết quả kinh doanh 9 tháng vừa được công bố với con số lãi tăng gấp 3 lần lên mức 18 tỷ đồng, đạt gần 90% kế hoạch lãi ròng.

Cùng với FIT và TSC, dường như nhà đầu tư bắt đầu không còn mặn mà với những cổ phiếu đầu cơ PVX, SPI, KLF, HKB, SVNTTZ khi những cái tên này đứng vào hàng ngũ thanh khoản đi lùi, trong đó PVX, SPI, KLF vào diện giảm khoảng 50%.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE
Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX

Trí Nhiên

FILI

Các tin tức khác

>   Ngày 17/10/2017: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (17/10/2017)

>   Mỗi lần HAI liên tục sàn hay trần thì FLC lại xuất hiện! (17/10/2017)

>   CTG - Phá vỡ kênh giá điều chỉnh (17/10/2017)

>   MTM: Công nợ tại FID, KSK, KTB, KHB, PTK là lừa đảo để bán chứng khoán? (16/10/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 16/10: Bán mạnh phiên ATC (16/10/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 16/10 (16/10/2017)

>   16/10: Đọc gì trước giờ giao dịch? (16/10/2017)

>   Có mới nới cũ (14/10/2017)

>   Bắt nghi can tống tiền nhân viên Công ty Chứng khoán 1 tỉ đồng (13/10/2017)

>   Vi phạm về giao dịch ký quỹ, PHS bị phạt 125 triệu đồng (13/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật