Thứ Bảy, 16/09/2017 10:15

Mạo hiểm khi thay đổi giá tính thuế TTĐB đối với ô tô

Trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung các luật thuế mà Bộ Tài chính đang đưa ra lấy ý kiến có đề xuất về thay đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất trong nước. Theo đó, giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô từ chín chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.

Hiện tại, theo khoản 1, điều 6 Luật Thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của cơ sở sản xuất (không trừ giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước). Các nhà làm luật hy vọng cách tính mới này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo điều kiện cho hàng sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

Về bản chất, có thể nói ngay rằng việc thay đổi giá tính thuế TTĐB theo hướng có lợi cho ô tô sản xuất trong nước là một hành vi phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu. Do có lợi cho hàng sản xuất nội địa nên các quốc gia đều mong muốn áp đặt các biện pháp mang tính phân biệt đối xử càng sớm, càng lâu thì càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế họ có nên làm như vậy hay không, và có được phép làm như vậy hay không thì lại là một vấn đề khác.

Bảo hộ là con dao hai lưỡi

Có lẽ kết luận trên đúng nhất với chính ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. Sau hàng chục năm được bảo hộ với đủ loại chính sách ưu đãi về thuế, phí, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể nói gọn lại là vẫn chưa lớn được, nếu không tiếp tục được bảo hộ sẽ nhanh chóng chết yểu. Điều này thể hiện rõ qua việc các hãng sản xuất ô tô của nước ngoài ở Việt Nam sẵn sàng chuyển sang nhập khẩu thay vì sản xuất trong những năm tới khi thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc hạ đến mức thấp nhất theo các cam kết quốc tế.

Thực tế trên không có gì là lạ. Điều lạ là các nhà làm chính sách Việt Nam vẫn tiếp tục muốn bảo hộ ngành công nghiệp ô tô trong nước, đặc biệt là bằng những cách thức mang tính phân biệt đối xử rõ ràng như trên, vốn có thể sẽ gây ra thêm hậu quả không mong muốn như nói thêm ở phần sau.

Dù theo lý thuyết, khi được áp dụng giá tính thuế TTĐB có lợi, các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ chuyển sang dùng, và/hoặc kích thích sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam. Nhưng để công nghiệp phụ trợ ngành ô tô phát triển thì chỉ với điều này là chưa đủ. Công nghiệp phụ trợ ngành ô tô chỉ phát triển được khi có quy mô thị trường, tức số lượng ô tô tiêu thụ, đủ lớn. Nhưng sự mâu thuẫn, chồng chéo trong các chính sách liên quan đến ô tô ở Việt Nam làm cho thị trường ô tô vẫn tiếp tục èo uột với lượng ô tô tiêu thụ còn quá nhỏ so với dân số gần trăm triệu người, chỉ bằng một phần so với những nước trong khu vực như Indonesia và Thái Lan. Vậy cũng không nên hy vọng với thay đổi về giá tính thuế TTĐB sẽ có một làn sóng đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt rót vốn vào công nghiệp phụ trợ.

Đọc thêm tại đây.

Các tin tức khác

>   Liên tục sửa đổi, luật thuế vẫn rối (15/09/2017)

>   Áp thuế tiêu thụ nước ngọt: Doanh nghiệp kêu trời, đòi Bộ giải thích (15/09/2017)

>   Bộ Tài chính “chỉnh” thuế trước bạ loạt ôtô - xe máy, thu qua ngân hàng (14/09/2017)

>   Sửa thuế VAT sẽ “tác động khủng khiếp” đến bất động sản (14/09/2017)

>   Nỗi lo ngân sách (14/09/2017)

>   Tranh luận về đề xuất đánh thuế chuyển nhượng (14/09/2017)

>   Một số hoạt động đối ngoại sẽ có thêm kinh phí  (13/09/2017)

>   Tăng gấp đôi thuế bảo vệ môi trường với xăng: Khó thuyết phục (13/09/2017)

>   Đề nghị giảm một loạt phí, có loại giảm trên 80% (13/09/2017)

>   Dừng bán hàng miễn thuế trên máy bay (13/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật