Thứ Bảy, 23/09/2017 14:22

Không dễ mua DNNN

Quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thường xuyên được thúc đẩy bởi các chương trình tái cơ cấu DNNN trong suốt sáu năm qua, với mục tiêu và chi phí không nhỏ, song kết quả đạt được không tương xứng. Nhà đầu tư vẫn khẳng định: không dễ mua DNNN.

Các giao dịch cổ phần chiến lược đang gặp khó khăn

Luật sư Tony Foster, điều hành văn phòng tại Việt Nam của Công ty Luật Freshfields Bruckhaus Deringer, là người có 20 năm quan tâm và tham gia tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài về việc mua bán cổ phần một số DNNN. Theo ông, từ thương vụ Nhà nước bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài tại Công ty Đồ hộp Hạ Long (năm 1997) đến nay, quá trình CPH vẫn đang gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp công bố muốn tìm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy.

Tại hội thảo “CPH DNNN từ góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AMCHAM) tổ chức tại Hà Nội cuối tuần trước, ông Foster nói: “Các nhà đầu tư chưa thể gọi là nhà đầu tư chiến lược vì lượng cổ phần bán ra chưa bao giờ quá 20%”.

Ông dẫn chứng, Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) mua 20% cổ phần của VietinBank (2012) trị giá 743 triệu đô la Mỹ được xem là thương vụ lớn nhất về bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại. Các thương vụ sau như Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) mua 15% cổ phần của Vietcombank mất năm năm đàm phán và nhiều trở ngại khác. Carlsberg mua 16% cổ phần của Habeco thì hiện chưa được đảm bảo về quyền ưu tiên mua trước như điều kiện thỏa thuận với nhà đầu tư chiến lược. Nhiều thương vụ như ANA mua cổ phần của Vietnam Airlines, JX Nippon Oil & Energy mua 10% cổ phần của Petrolimex... do lượng mua được không cao nên cũng hạn chế về quyền kiểm soát, quyền điều hành, hạn chế quyền chuyển nhượng hay khả năng sinh lời...

Nhiều vụ rao bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược tại các doanh nghiệp lớn như MobiFone, PV Oil, Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) đã bị trì hoãn từ một, hai năm đến 10 năm nay. Các doanh nghiệp khác dự định bán cổ phần lần đầu như Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, tập đoàn Hóa chất hay Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) cũng chưa công bố kế hoạch cụ thể dù lộ trình IPO sẽ đến vào cuối năm nay.

Đọc tiếp tại đây.

Các tin tức khác

>   Hãng phim truyện Việt Nam: Đất của hãng không phải để xây khách sạn (21/09/2017)

>   HOSE: Thông báo đăng ký tham gia đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Thiết bị điện VINASINO (20/09/2017)

>   VAFI kiến nghị cổ phần hoá hàng loạt bệnh viện công (19/09/2017)

>   Cổ phần hóa: Hãng phim truyện Việt Nam gửi đơn kêu cứu (15/09/2017)

>   Vụ khởi tố hình sự có ảnh hưởng đến “bom tấn” IPO Lọc hóa dầu Bình Sơn? (15/09/2017)

>   GIL: “Sao quả tạ” mang tên Dệt may Gia Định (13/09/2017)

>   1 cá nhân gom hết 111,000 cp Cảng Vĩnh Long giá 181,000 đồng/cp (13/09/2017)

>   HOSE: Thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của Công ty TNHH MTV Nước giải khát Sanest Khánh Hòa (11/09/2017)

>   Nghịch lý cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (09/09/2017)

>   Tiến độ cổ phần hóa còn chậm (07/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật