Thứ Năm, 21/09/2017 13:50

Hãng phim truyện Việt Nam: Đất của hãng không phải để xây khách sạn

Sau cuộc họp chiều 20-9, sáng 21-9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục gặp gỡ báo chí để trả lời về mọi thắc mắc liên quan đến cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

* Rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, người trực tiếp chỉ đạo cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam là người chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí.

Ông Huỳnh Vĩnh Ái và một đại diện của Ban Đổi mới Doanh nghiệp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng trả lời những câu hỏi của phóng viên.

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết: "Sau cuộc họp chiều qua (20-9), lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam đã hứa sẽ xây dựng lại quy chế làm việc của hãng phim.

Trước mắt công ty sẽ trả lương 3 tháng (tháng 7, 8, 9) như tháng 6 (thời điểm trước khi cổ phần hóa). Ban lãnh đạo Công ty hứa sẽ sớm có sản phẩm giá trị hướng tới kỉ niệm 60 năm thành lập Hãng phim truyện Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng đã yêu cầu Công ty chỉ được sắp xếp, tu sửa cơ sở vật chất tại số 4 Thụy Khuê để phục vụ cho sản xuất phim, tuyệt đối không được kinh doanh vào việc khác.

Bộ cũng đã yêu cầu đại diện vốn nhà nước của Bộ tại Công ty cổ phần phải giám sát chặt chẽ, nếu có sai phạm gì ngay lập tức phải báo cáo Bộ".

Trong cuộc họp, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cũng phân trần: "Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch rất quan tâm đến Hãng phim truyện Việt Nam, không bao giờ lơ là.

Tuy nhiên việc cổ phần hóa hãng phim này rất khó, vì đây là hãng phim có bề dày truyền thống và điện ảnh là một lĩnh vực văn hóa đặc thù".

Trả lời câu hỏi về việc tính giá trị đất đai của Hãng phim truyện Việt Nam, ông Huỳnh Vĩnh Ái cho biết:

"Đất của Hãng phim truyện Việt Nam đều là đất thuê của nhà nước. Mà theo quy định thì đất cho thuê không được tính vào giá trị doanh nghiệp.

Theo quy định, trước khi cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam phải trình phương án sử dụng đất đai phù hợp với phương án cổ phần hóa.

Phương án này phải được Bộ Tài chính duyệt, sau đó Bộ mới gửi tới địa phương là Hà Nội hoặc TP.HCM để xem có vi phạm quy hoạch địa phương không.

Theo phương án cổ phần hóa của Hãng phim truyện Việt Nam, thì đất để phục vụ làm phim chứ không phải để làm khách sạn.

Nếu cổ đông chiến lược không thực hiện đúng cam kết sử dụng đất thì Bộ sẽ kiến nghị UBND thành phố thu hồi, rút giấy phép xây dựng, và cuối cùng là đưa ra tòa.

Bộ đã chỉ đạo 2 đại diện vốn nhà nước của Bộ tại Hãng phim truyện Việt Nam giám sát thường xuyên".

Cuối năm 2016 Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch phải tính lại giá trị thương hiệu của Hãng phim truyện Việt Nam căn cứ vào truyền thống lịch sử lâu đời của Hãng. Ông Huỳnh Vĩnh Ái đã trả lời vấn đề này như sau:

"Về việc này, Bộ đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính nghiên cứu và tính toán cho chính xác.

Hiện thời họ chưa có văn bản nào tính được giá trị truyền thống, lịch sử cả, chỉ có cách tính giá trị thương hiệu và lợi thế kinh doanh như hiện hành. Kết quả như thế nào, hai Bộ nói trên sẽ trả lời Chính phủ".

Khi phóng viên đặt câu hỏi nghi ngờ về năng lực của cổ đông chiến lược là Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) trong việc sản xuất phim, đại diện Ban Đổi mới Doanh nghiệp của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cho biết Vivaso đã cam kết doanh thu từ các hoạt động sản xuất phim chiếm 90% doanh thu của công ty cổ phần và có nghĩa vụ phải thực hiện.

Đặt giả định Vivaso không thực hiện các cam kết, liệu Bộ có xem xét lại quá trình cổ phần hóa và thay đổi cổ đông chiến lược không, ông Huỳnh Vĩnh Ái trả lời: "Điều đó có thể, nhưng tất cả phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật".

http://tuoitre.vn/hang-phim-truyen-viet-nam-dat-cua-hang-khong-phai-de-xay-khach-san-20170921120829568.htm

Các tin tức khác

>   HOSE: Thông báo đăng ký tham gia đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Thiết bị điện VINASINO (20/09/2017)

>   VAFI kiến nghị cổ phần hoá hàng loạt bệnh viện công (19/09/2017)

>   Cổ phần hóa: Hãng phim truyện Việt Nam gửi đơn kêu cứu (15/09/2017)

>   Vụ khởi tố hình sự có ảnh hưởng đến “bom tấn” IPO Lọc hóa dầu Bình Sơn? (15/09/2017)

>   GIL: “Sao quả tạ” mang tên Dệt may Gia Định (13/09/2017)

>   1 cá nhân gom hết 111,000 cp Cảng Vĩnh Long giá 181,000 đồng/cp (13/09/2017)

>   HOSE: Thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của Công ty TNHH MTV Nước giải khát Sanest Khánh Hòa (11/09/2017)

>   Nghịch lý cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (09/09/2017)

>   Tiến độ cổ phần hóa còn chậm (07/09/2017)

>   6 nhà đầu tư muốn mua gấp 6 lần lượng đấu giá Cảng Vĩnh Long (07/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật