Chủ Nhật, 06/08/2017 08:59

Uber và Grab nộp thuế gì cho Việt Nam?

Về hoạt động của Uber hay Grab tại Việt Nam, trước hết có thể khẳng định đây là hoạt động cung ứng dịch vụ xuyên biên giới.

Trong trường hợp của Uber và Grab, việc kiểm soát nhóm đối tượng này không hề dễ nếu như không phải chính các DN đó chuyển thông tin ngược lại.

Sở dĩ nói Uber, Grab đang sử dụng phương thức kinh doanh này là vì bên sở hữu ứng dụng và cung ứng dịch vụ tại Việt Nam là Uber, Grab nước ngoài chứ không phải Uber, Grab Việt Nam, những pháp nhân độc lập. Nhưng về nguyên tắc, và theo quy định của pháp luật Việt Nam, họ vẫn phải chịu thuế đối với khoản doanh thu phát sinh từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam lẫn giá trị gia tăng của sản phẩm dịch vụ đó. Đó là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế VAT, được gọi chung là thuế nhà thầu.

Thông thường, nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu được thực hiện bởi bên Việt Nam. Việc thực hiện nghĩa vụ thuế ít ra cũng được kiểm soát khi phía Việt Nam tiến hành giao dịch thanh toán cho đối tác nước ngoài và bởi các quy định về kiểm soát ngoại tệ. Trong trường hợp của Uber và Grab, việc kiểm soát nhóm đối tượng này không hề dễ nếu như không phải chính các doanh nghiệp đó chuyển thông tin ngược lại.

Rõ ràng, rất khó để nắm hết lượng khách hàng của Uber hay Grab ở Việt Nam để yêu cầu lực lượng này kê khai và nộp thuế thay. Việc không cho phép Uber Việt Nam đăng ký cung ứng dịch vụ vận tải trước đây có thể tạo rủi ro là vì vậy. May thay, quyết định cho phép Uber tham gia hoạt động thí điểm “taxi công nghệ” từ tháng 4/2017 của Bộ Giao thông Vận tải đã tạo tiền đề bước đầu để bảo toàn cơ sở thuế.

Cụ thể, ngoài nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh riêng của mình, Uber Việt Nam và Grab Việt Nam phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ thuế thay đơn vị trực tiếp kinh doanh đang ở nước ngoài theo quy định của Thông tư 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính.

Nhưng một lần nữa, việc quản lý đội ngũ bán dịch vụ vận chuyển trên giao diện của Uber hay Grab là rất khó, vì giữa họ kết nối bằng... ứng dụng. Có lẽ vì vậy mà Cục Thuế Hà Nội đã hướng dẫn các chi cục thuế quận, huyện yêu cầu “Uber hoặc tổ chức được Uber ủy quyền có trách nhiệm kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân có ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Uber theo tỷ lệ % thuế VAT là 3%, thuế thu nhập cá nhân là 1,5% tính trên doanh thu cá nhân được hưởng theo hợp đồng” (Công văn 8079/CT-TTHT ngày 6/3/2017).

Tất cả điều đó đương nhiên vẫn là thử thách rất lớn đối với việc quản lý cơ sở thuế trong nền kinh tế số như đã nói.

http://enternews.vn/uber-va-grab-nop-thue-gi-cho-viet-nam-114903.html

Các tin tức khác

>   Hiệu quả thuế, hải quan điện tử thấp vì các ngành khác còn bảo thủ (04/08/2017)

>   TPHCM: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 50% (03/08/2017)

>   Grab, Uber và câu chuyện chống xói mòn cơ sở thuế (30/07/2017)

>   Ngân sách Nhà nước thâm hụt gần 62 nghìn tỷ đồng tính đến 15/07 (29/07/2017)

>   Đề xuất giảm mức thuế suất với ngành than là chưa phù hợp (28/07/2017)

>   TP HCM bêu tên 209 doanh nghiệp nợ thuế, bất động sản dẫn đầu (26/07/2017)

>   Nhiều cục thuế chưa hoàn thành 35% kế hoạch thanh kiểm tra sau nửa năm (24/07/2017)

>   Đề xuất khoáng sản khai thác chưa chế biến sẽ không chịu thuế (22/07/2017)

>   Khai thiếu doanh thu, doanh nghiệp lớn phải nộp lại nghìn tỷ đồng (21/07/2017)

>   Con tem nghìn tỉ (20/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật