Chủ Nhật, 20/08/2017 09:54

Toàn cầu hóa và quyền lực mềm

Trong giao thương trên bình diện quốc tế luôn tiềm ẩn những cuộc chiến “thương mại” mà ở đó, mỗi chủ thể tham gia thị trường đều phải nắm chắc lợi thế so sánh của mình, hay theo một nghĩa nào đó, là phải biết tận dụng quyền lực mềm của mình.

Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, việc những sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam phải đối diện ngày càng nhiều những rào cản kỹ thuật hay những biện pháp trả đũa thương mại là không tránh khỏi. Ảnh: T.L

Sau khi Úc có lệnh tạm ngưng nhập khẩu tôm để bảo vệ ngành tôm nội địa bị lây lan bệnh đốm trắng, không quá khó khăn để nhận ra phía Úc đã nhiều lần điều chỉnh lệnh này theo hướng nới lỏng cho phía Việt Nam. Không phải ai cũng biết vì sao con tôm Việt Nam lại nhận được sự “ưu ái” này.

Nhìn lại câu chuyện, vào cuối năm 2016, bệnh đốm trắng trên tôm tại các trang trại ở Đông Nam bang Queensland nước Úc bùng phát mạnh. Ngay lập tức, qua đầu năm 2017, Úc có lệnh tạm ngưng nhập khẩu tôm từ các nước. Hệ quả là nhiều hợp đồng đã ký của doanh nghiệp bị trả về.

Theo tính toán của doanh nghiệp, cứ mỗi lô hàng bị trả về, doanh nghiệp bị thiệt hại từ 1,6-1,8 triệu đô la Mỹ. Các doanh nghiệp cho rằng những quy định của Úc là quá khắt khe, bởi có những nội dung có thể nới lỏng mà vẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh. Vì thế, khối doanh nghiệp cũng “bóng gió” rằng Việt Nam cần phải phát đi một thông điệp “trả đũa”, như một cách để phía Úc xem xét lại lệnh tạm ngưng nhập khẩu tôm.

Trong vai trò của mình, những người đứng đầu hai bộ có liên quan là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có những công văn cũng như những buổi làm việc trực tiếp với phía Úc. Sau đó, Úc đã mấy lần điều chỉnh - nới lỏng lệnh tạm ngưng nhập khẩu. Và đến cuối tháng 5, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Úc có thông báo đưa ra khỏi danh mục tạm ngừng nhập khẩu 7 sản phẩm, trong đó có tôm tẩm ướp và thịt tôm tẩm ướp chưa nấu chín của Việt Nam.

Nói về câu chuyện này, một vị lãnh đạo trong ngành nông nghiệp cho rằng ở một khía cạnh nào đó, Việt Nam có thế trong đàm phán với Úc. Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy năm 2016, Úc trở thành thị trường số 1 về xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam khi chiếm hơn 40% trong số gần 4,8 triệu tấn lúa mì được nhập về trong cả năm. Năm nay, lượng lúa mì xuất khẩu của Úc sang Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, trong sáu tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 1,5 triệu tấn lúa mì từ Úc. Đây là con số rất lớn nếu so sánh với thời điểm cách nay khoảng 10 năm, lượng lúa mì Úc xuất sang Việt Nam chưa đạt đến con số 400.000 tấn. Cho nên, Việt Nam cũng có những “con bài ẩn” để có thể đạt được những kỳ vọng của mình trong đàm phán.

... đọc thêm tại đây

Các tin tức khác

>   Rối loạn thị trường cá tra ĐBSCL (20/08/2017)

>   Cổ phần hóa DNNN: Cần chú ý đến lãnh đạo doanh nghiệp (19/08/2017)

>   TP.HCM: Nghịch lý giải ngân vốn đầu tư khiến dự án Metro bị chậm trễ (19/08/2017)

>   Cẩn trọng với những lời kêu cứu (19/08/2017)

>   Người bán hàng trên Facebook vẫn 'phớt lờ' đóng thuế (18/08/2017)

>   Phát hiện thu phí bất thường tại BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (18/08/2017)

>   Ôtô tại Việt Nam: Sau bão giảm giá là đến mưa dầm? (18/08/2017)

>   Xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn ổn định sau ngày 2/8/2017 (18/08/2017)

>   Yêu cầu PVN giải đáp việc chọn gói thầu tại nhiệt điện Thái Bình II (18/08/2017)

>   Vẫn chưa rõ thời điểm doanh nghiệp Nhà nước thoát “một cổ 5 - 6 tròng” (17/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật