Thứ Tư, 16/08/2017 13:03

Nhờ đâu Nhật Bản có tăng trưởng tốt nhất nhóm G7 trong quý 2?

Dữ liệu GDP quý 2 của Nhật Bản đã giúp quốc gia này có được vị trí bất ngờ: dẫn đầu tăng trưởng trong nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới (G7), Bloomberg cho hay.

 

Nhu cầu nội địa mạnh nhất trong những năm qua đã giúp GDP Nhật Bản có được tăng trưởng quý thứ 6 liên tiếp, nâng cao hy vọng về một sự hồi phục bền vững trong một nền kinh tế mà đã được biết đến nhiều hơn trong những năm gần đây “nhờ” vào mức lạm phát ảm đạm và dân số giảm hơn là có tăng trưởng tốt hơn so với mức dự báo.

Tiêu dùng mạnh hơn ở trong nước được xem là chìa khóa trong việc duy trì đà tăng, và đạt được nhiều tiến triển hơn đối với mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Mặc dù xuất khẩu đã đóng góp phần lớn khi kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trong những quý gần đây, nhưng các con số trong quý 2 vừa qua lại cho thấy nhu cầu nội địa mới là nhân tố góp phần lớn hơn cho mức tăng trưởng thường niên 4% của họ.

“Điều đó khiến cho Nhật Bản trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở nhóm G7 trong quý này theo tính toán của chúng tôi, và có thể khởi động lại cuộc thảo luận về chiến lược thoát khỏi gói nới lỏng định lượng với mức lãi suất âm cuối cùng của BoJ. Đây không phải là một trong những điều ngẫu nhiên chỉ xảy ra một lần do sự tăng vọt trong hàng hóa gây ra và sẽ bị giảm trong những quý sắp tới, hay là một trong những đợt tăng ngẫu nhiên do xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng không đồng bộ gây ra”, Rob Carnell, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á của ING tại Singapore, viết trong một bản nghiên cứu.

Với việc Canada, Đức và Ý chưa công bố số liệu quý 2 của họ, Nhật Bản có thể bị mất vị trí số 1, nhưng tất cả những dự báo đều cho quốc gia này sẽ là quốc gia dẫn đầu hiển nhiên vào thời điểm này. Và nên lưu ý rằng các dữ liệu sơ bộ từ Văn phòng Nội các Nhật Bản có thể được xem xét lại, và kinh nghiệm gần đây cho thấy một mức giảm khiêm tốn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Tiêu dùng của hộ gia đình và chi tiêu của doanh nghiệp của Nhật Bản đã đạt những mức cao nhất kể từ quý 1/2014, trước khi một đợt nâng thuế giá trị gia tăng diễn ra trong tháng 4 năm đó – điều này khiến cho nền kinh tế bị sụt giảm suốt một thời gian dài.

Tiêu dùng của hộ gia đình được điều chỉnh theo lạm phát, vốn chiếm khoảng 57% GDP thực, cao hơn 0.9% so với quý 1. Chi tiêu của doanh nghiệp đã tăng 2.4%. Tính theo giá trị đồng Yên hiện tại, kích thước của nền kinh tế Nhật Bản đã tăng lên mức 545 ngàn tỷ Yên (khoảng 4.97 ngàn tỷ USD).

Cho đến nay, tăng trưởng lạm phát đã chậm hơn so với tăng trưởng kinh tế, ngay cả khi giữa lúc thị trường lao động gặp khó khăn nhất trong nhiều thập kỷ. Giá cả tiêu dùng, trừ thực phẩm tươi, đã tăng 0.4% trong tháng 6/2017, một tốc độ quá thấp so với mục tiêu của BoJ.

“Chúng ta đang ở trong giai đoạn chuyển giao này và chúng ta chỉ mới bắt đầu nhận thấy nhiều chứng cứ thuyết phục hơn rằng nhu cầu nội địa cuối cùng đang tăng lên. Tôi không nghĩ sức tiêu thụ sẽ mạnh như thế nếu như chúng ta không thấy lương tăng lên một chút”, Kathy Matsui, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường Nhật Bản của Goldman Sachs, phát biểu trên Bloomberg TV sau khi có báo cáo GDP của quốc gia này.

Đầu tư của doanh nghiệp cũng đang tăng lên. Những công ty lớn trong tất cả các ngành hiện đang có kế hoạch nâng mức đầu tư cố định lên 8% đến hết tháng 03/2018, theo khảo sát Tankan của BoJ được công bố hồi tháng 7.

Một thước đo mức chi tiêu của BoJ cũng cho thấy sự hồi phục. Chỉ số hoạt động tiêu dùng thực của họ đạt 105.2 trong tháng 6 năm nay, gần bằng mức cao kỷ lục 108.6 hồi tháng 03/2014, tháng trước khi thuế tiêu dùng tăng. Thống đốc BoJ, Haruhiko Kuroda, đã lặp đi lặp lại rằng sự thiếu hụt lao động sẽ đẩy tiền lương và giá cả tăng lên.

Điều đó chưa diễn ra nhiều, và lạm phát yếu hiện vẫn đang được người tiêu dùng hoan nghênh, theo Junichi Makino, chuyên gia kinh tế trưởng tại SMBC Nikko Securities. “Việc giá cả không tăng nhiều đang cải thiện tâm lý người tiêu dùng”, ông nói.

Cuộc kiểm tra tiếp theo dành cho nền kinh tế này sẽ là liệu các doanh nghiệp có tăng lương đáng kể, và các hộ gia đình có tiếp tục chi tiêu khi giá cả tiêu dùng tăng./.

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới chứng kiến phiên sụt giảm mạnh nhất trong gần 6 tuần (16/08/2017)

>   Dầu vẫn ở đáy 3 tuần (16/08/2017)

>   Điều gì có thể đẩy giá vàng lên 1,400 USD/oz? (15/08/2017)

>   Nhờ đâu Bitcoin nhảy vọt từ 2,000 USD lên 4,000 USD chỉ trong vòng 1 tháng? (15/08/2017)

>   Vàng thế giới đảo chiều sau 3 phiên leo dốc liên tiếp (15/08/2017)

>   Dầu sụt 2.5% xuống đáy 3 tuần (15/08/2017)

>   Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản tính đến chiến lược gì khi tìm kiếm tài năng ở nước ngoài? (14/08/2017)

>   Sàn giao dịch tiền ảo Coinbase vừa được đầu tư 100 triệu USD (12/08/2017)

>   Morgan Stanley: Euro sẽ đồng giá với bảng Anh vào năm 2018 (12/08/2017)

>   Vàng thế giới chứng kiến tuần tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 4/2017 (12/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật