Thứ Tư, 30/08/2017 06:35

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tính chuyện đầu ra cho PV Tex

Tập đoàn Fortrec Chemicals (Singapore) và Tập đoàn Indorama (Ấn Độ) đã bày tỏ ý định hợp tác cụ thể với Tập đoàn Dầu khí (PVN) trong việc tìm cách tiêu thụ sản phẩm cho PV Tex. Tuy nhiên, đến nay những hợp tác cụ thể chưa thể triển khai.

Từ tháng 8-2016, Bộ Công Thương đã yêu cầu PVN đàm phán với đối tác Singapore để tìm lối ra cho phương án hợp tác giữa đối tác với Công ty cổ phần Xơ sợi Đình Vũ (PV Tex), nơi PVN chiếm 74% vốn, đã tạm dừng sản xuất gần 3 năm nay. Song, chính Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, trong nhiều cuộc họp với PVN và Ban chỉ đạo Nhà nước về xử lý 12 dự án ngàn tỉ thua lỗ cũng nói rằng, cho dù phương án với PV Tex đã có song việc tính toán từng khó khăn, tồn tại giải quyết thế nào lại chưa thể thực hiện được.

Ví dụ, từ quan điểm Nhà nước không tiếp tục bỏ tiền vào các dự án thua lỗ nên PVN không thể bỏ tiền để thuê tư vấn, bỏ thêm tiền khởi động nhà máy, trừ việc bán cổ phần. Do vậy, phương án khởi động lại dự án, tìm đối tác hợp tác sản xuất, tiến tới chuyển nhượng cổ phần, thoái hết vốn Nhà nước mới chỉ dừng lại ở chủ trương. PV Tex vẫn tiếp tục đắp chiếu và chịu cảnh thua lỗ trầm trọng, với tình hình âm vốn chủ sở hữu đến hết năm 2015 là 528 tỉ đồng, lỗ lũy kế 1.308 tỉ đồng, chưa kể nợ phải trả cũng tính đến thời điểm đó xấp xỉ 7.000 tỉ đồng.

Những khó khăn đó đã khiến cho đề nghị của Fortrec bị tắc lại. Theo dự định mà Fortrec đã gửi cho PVN - với thời hạn hợp tác 2 năm - phương án được đưa ra là khởi động lại nhà máy, đối tác cung cấp nguyên liệu chạy thử và bao tiêu sản phẩm với giá thành cạnh tranh. Phía Singapore cũng không chịu chi phí khấu hao máy móc như PVN mong muốn vì dự án đã “đắp chiếu” và thua lỗ trước đó. Tuy nhiên, sau hơn một năm chờ đợi, đến nay Fortrec đã đưa ra câu trả lời với PVN rằng: do hết thời hạn đề nghị (31-7-2017) nên các phương án hợp tác (nếu tiếp tục như đề nghị của PVN) sẽ phải lên kế hoạch khác.

Một đối tác còn lại cũng bày tỏ sự quan tâm ở mức độ tương tự là hợp tác sản xuất, bao tiêu sản phẩm là Reliance Industry. Tuy nhiên, hai bên chưa có những đàm phán chi tiết hơn.

Vấn đề là PVN muốn bán cổ phần dự án song các đối tác chỉ muốn hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Lý do mà các đối tác ngày càng quan tâm đến sản phẩm tại doanh nghiệp này là giá xơ polyester để kéo sợi - sản phẩm mà PV Tex có thể sản xuất hiện đã phục hồi. Theo thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), giá xơ hiện cao hơn giá thời điểm cách đây 2 năm khoảng 200 đô la Mỹ/tấn và giá nguyên liệu đầu vào năm nay cũng đã thấp hơn. Nếu phương án sản xuất kinh doanh, phục hồi nhà máy tốt và triển khai sớm thì nhà máy có thể dần thoát lỗ và thoát khỏi cảnh “đắp chiếu” nằm chờ. Mặt khác, các doanh nghiệp dệt may trong nước hiện đều phải nhập khẩu sợi polyester để sản xuất nên nếu có nguyên liệu tại chỗ càng dễ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trong cuộc làm việc đầu tháng 8 vừa qua giữa Vinatex với PVN, lãnh đạo Vinatex đã đưa ra đề nghị sẽ bao tiêu 100% sản phẩm của PV Tex nếu nhà máy hoạt động trở lại, thay vì tiêu thụ 40-50% như thời điểm các năm trước.

Dự án PV Tex nằm trong danh sách 12 dự án ngàn tỉ thua lỗ của ngành công thương, do PVN làm chủ đầu tư và nắm giữ 74% cổ phần. Dự án này có tổng mức đầu tư 325 triệu đô la, 70% từ nguồn vốn vay và ngập trong thua lỗ từ khi đi vào vận hành đến nay.

http://www.thesaigontimes.vn/164127/Nhieu-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-tinh-chuyen-dau-ra-cho-PV-Tex.html

Các tin tức khác

>   Châu Á sẽ là thị trường tiêu thụ mới nổi của ngành tôm Việt Nam (29/08/2017)

>   KFW đề xuất cho TP.HCM vay thêm 200 triệu euro xây tuyến metro số 2 (29/08/2017)

>   Bộ Công Thương xem xét cho bà Hồ Thị Kim Thoa nghỉ việc (29/08/2017)

>   TPHCM: Hạn chế ùn tắc giao thông tại sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái (29/08/2017)

>   Đấu thầu đường sắt: Có hay không chuyện ưu ái “gà nhà”? (29/08/2017)

>   Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam (29/08/2017)

>   Việt Nam trở thành nước đầu tiên bán thanh long vào Úc (29/08/2017)

>   Mù mờ thông tin dễ mất thị trường (29/08/2017)

>   Thị trường ô tô cũ đã khó lại thêm khó (28/08/2017)

>   Hà Nội sẽ kiểm soát được xuất xứ trái cây (28/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật