Thứ Sáu, 25/08/2017 17:33

FDI 8 tháng đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 45.1% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong 8 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 23.36 tỷ USD, tăng 45.1% so với cùng kỳ năm 2016.

Ước tính đến ngày 20/8/2017, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10.3 tỷ USD, tăng 5.1% so với cùng kỳ năm 2016.

Khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 14.28 tỷ USD

Trong 8 tháng năm 2017, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 95.66 tỷ USD, tăng 15.5% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 71.6% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 93.79 tỷ USD, tăng 15.7% so với cùng kỳ 2016 và chiếm 70.2% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 81.38 tỷ USD, tăng 14.8% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 60% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 8 tháng năm 2017, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 14.28 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 12.4 tỷ USD không kể dầu thô.

Góp vốn, mua cổ phần tăng gấp đôi

Tính đến ngày 20/8/2017, cả nước có 1,624 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 13.45 tỷ USD, tăng 37.4% so với cùng kỳ năm 2016. Có 773 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 6.4 tỷ USD, tăng 40.2% so với cùng kỳ năm 2016. Có 3,374 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 3.5 tỷ USD, tăng 101.3% so với cùng kỳ 2016.

Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn 11.69 tỷ USD, chiếm 50% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5.36 tỷ USD, chiếm 22.9% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.28 tỷ USD, chiếm 5.5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Hàn Quốc chiếm 25.7% tổng vốn đầu tư, TPHCM hút vốn nhất

Theo đối tác đầu tư, có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng đầu với tổng vốn đầu tư 6.02 tỷ USD, chiếm 25.7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5.74 tỷ USD, chiếm 24.58% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3.92 tỷ USD, chiếm 16.8% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh thành phố, trong đó TPHCM là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 3.3 tỷ USD, chiếm 14.1% tổng vốn đầu tư. Thanh Hóa đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3.06 tỷ USD, chiếm 13.1% tổng vốn đầu tư. Bắc Ninh đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 3.05 tỷ USD chiếm 13% tổng vốn đầu tư./.

Các tin tức khác

>   Đặc khu được dành cơ chế vượt trội, thuê đất 99 năm (24/08/2017)

>   Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng (22/08/2017)

>   Đầu mối quản nợ công: Ba không xong, một cũng khó! (17/08/2017)

>   Triển vọng kinh tế phụ thuộc nhiều vào cải cách DNNN (16/08/2017)

>   Chính phủ thống nhất loạt giải pháp để đạt mục tiêu GDP năm nay (13/08/2017)

>   Tiền chảy (10/08/2017)

>   Kinh tế Việt Nam: Triển vọng những tháng cuối năm 2017 (09/08/2017)

>   Lương tối thiểu sẽ khó tăng mạnh trong những năm tới (08/08/2017)

>   Những thách thức khi Việt Nam gia nhập câu lạc bộ những con hổ kinh tế của châu Á (07/08/2017)

>   "Chốt" mức đề xuất tăng lương 2018 là 6,5% (07/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật