Chủ Nhật, 02/07/2017 11:26

Tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao: Vẫn chỉ là thông điệp

Dù gói cho vay 100.000 tỷ đồng dành cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao được đưa ra từ đầu năm 2017, nhưng cho đến nay nó vẫn chỉ là... thông điệp.

Vì thiếu vốn, một DN đi tiên phong trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại VN suýt phải rao bán khu nông nghiệp hữu cơ 320ha tại Cà Mau sau 10 năm hoạt động. Ảnh: Gạo hữu cơ nhãn hiệu Hoa Sữa của công ty Viễn Phú.

Theo mục tiêu quốc gia, trước năm 2020, VN sẽ có 10 khu nông nghiệp công nghệ cao với khoảng 200 doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện chỉ có hơn 20 doanh nghiệp tham gia trong một số lĩnh vực hạn chế.

Con số không về nguồn vốn hỗ trợ

Chính vì khó khăn về vốn mà cách đây một năm, ông Võ Minh Khải - TGĐ Cty CP Thương mại và Sản xuất Viễn Phú đã phải rao bán khu nông nghiệp hữu cơ 320ha tại Cà Mau sau 10 năm sở hữu thương hiệu gạo hữu cơ Hoa Sữa. Nhưng cũng rất may ngay sau đó đã có tới hơn 10 đối tác trong và ngoài nước bày tỏ mong muốn hợp tác đầu tư, giúp Viễn Phú tiếp tục có cơ hội hoạt động trở lại. Cách đây vài ngày, Cty này đã ký kết hợp tác với Saigon Co.op về đầu tư và tiêu thụ một phần sản phẩm.

Điều đáng nói ở đây, Viễn Phú là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, với quy mô lớn nhất ở khu vực châu Á. DN này đã có thương hiệu gạo hữu cơ Hoa Sữa (Hoasuafoods) là sản phẩm gạo hữu cơ đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Kèm theo đó là thị trường xuất khẩu, đầu ra khá ổn định ở những thị trường khó tính nhất hiện nay. Thế nhưng, sau cả một chặng đường dài 10 năm hoạt động, doanh nghiệp này không tiếp cận được bất kỳ nguồn vốn vay ưu đãi nào. Trong khi đó, theo ông Khải đầu tư vào nông nghiệp thường có chu kỳ rất dài, nên chuyện khó khăn về vốn là điều tất nhiên.

Dưới góc nhìn của chuyên gia, GS Võ Tòng Xuân lại có nhận định thẳng thắn rằng, đối với Việt Nam, việc vay và sử dụng đồng vốn để phát triển nông nghiệp công nghệ cao không phải là dễ dàng. Theo GS Xuân, trên thực tế có nhiều DN rất muốn vay tiền cho các dự án có mục tiêu, đầu ra rõ ràng nhưng không được. “Muốn lấy được 1 đồng phải bỏ ra 1 đồng lẻ 5. Như thế thì vay về sản xuất cái gì để có lãi?” - GS Võ Tòng Xuân chia sẻ.

Không nên chỉ tập trung thiết kế vay vốn

Trên thực tế, làm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng 3 điều kiện tiên quyết, đó là: Có thị trường cho sản phẩm dự kiến, có công nghệ sẵn sàng cho sản xuất sản phẩm đó và quan trọng nhất là có doanh nghiệp thực thi. Vốn là điều kiện quan trọng, song, không phải quyết định vì nếu không có các điều kiện nêu trên thì đầu tư sẽ trở nên lãng phí. Do vậy, theo TS Nguyễn Văn Bộ - nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), để triển khai gói tín dụng của Chính phủ, chúng ta cần xác định sản phẩm và thị trường, qua đó quy hoạch vùng sản xuất cho từng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao nhất. Cùng với đó là việc thiết lập những tổ hợp doanh nghiệp vì sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là tích hợp của nhiều công nghệ nên có thể một doanh nghiệp không đảm đương hết được. Chúng ta có thể tích hợp các khâu sản xuất, bảo quản, thương mại... thành một chuỗi sản xuất được liên kết chặt chẽ. Vốn tín dụng hỗ trợ của Nhà nước sẽ được hỗ trợ cho sản phẩm cuối cùng. - Vậy, tại sao lại không nên hỗ trợ ngay từ ban đầu? Vì theo ông Bộ nếu hỗ trợ ban đầu, rất có thể đồng vốn ấy bị sử dụng sai mục đích.

Đơn cử, doanh nghiệp cam kết sản xuất 1.000 tấn sản phẩm trái cây hay 1.000 tấn thuỷ sản với công nghệ đã đăng ký, sau khi sản phẩm được tiêu thụ thông qua hệ thống giám sát tài chính thì nhà nước sẽ hỗ trợ theo tỷ lệ cam kết ban đầu cho mỗi đối tác tham gia trong cả chuỗi sản xuất. Có như vậy, vốn hỗ trợ của Nhà nước mới đến đúng địa chỉ và mang lại hiệu quả. “Nếu chúng ta chỉ nhìn thấy số vốn lớn, rồi tập trung thiết kế vay vốn nhưng không định hình được sản phẩm, thị trường thì chúng ta rất có khả năng thất bại, vốn Nhà nước không thu hồi lại được. Đó là chưa kể vốn bị chiếm dụng cho các mục đích sử dụng khác. Theo TS Bộ, chúng ta cần nhận thức được đây là vốn hỗ trợ chứ không phải là vốn đầu tư của Nhà nước, vì để đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần số vốn lớn hơn rất nhiều so với mức hỗ trợ của nhà nước. Doanh nghiệp phải có sự nhạy cảm về thị trường, về dự báo cung - cầu. Tất nhiên, nhà nước cũng cần cam kết hỗ trợ như một hình thức bảo hiểm cho doanh nghiệp khi sản xuất bị thiên tai, dịch bệnh, các yếu tố bất thường của thị trường.

TS Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NN – PTNT: Cần đơn giản thủ tục và điều kiện vay

Thực tế, tỷ lệ Hợp tác xã (HTX) được vay vốn tín dụng thời gian qua là rất thấp, chưa tới 1% và cũng chỉ có 2,25% HTX nông nghiệp được tiếp cận với quỹ hỗ trợ HTX. Vì vậy, trong thời gian tới, cần đơn giản hóa các thủ tục và điều kiện vay vốn. Thay vì yêu cầu phải có sổ đỏ và các tài sản thế chấp khác cần xem xét các điều kiện khác có thể bảo đảm thế chấp để vay vốn ngân hành như tài sải trên đất, dự án đầu tư, hợp đồng bảo hiểm… của hộ nông dân, HTX.

Ông Võ Quang Huy - Giám đốc Cty TNHH Huy Long An: Nhiều đòi hỏi “trên trời”

Việc các trang trại trồng trọt, chăn nuôi của chúng tôi hiện được đầu tư rất công phu, tốn kém nhưng khi đem ra ngân hàng thế chấp, vay vốn thì chỉ định giá dựa trên… sổ đỏ. Không chỉ vậy, mức định giá của ngân hàng rất thấp. Đơn cử, 1 ha trồng cam, trồng bưởi của tôi có thể cho doanh số khoảng từ 700 – 750 triệu đồng/năm, nhưng khi đem thế chấp ngân hàng chỉ được định giá vài chục triệu đồng. Còn đối với người nông dân, muốn vay vốn ưu đãi, phải có kế hoạch đầu tư, thuyết minh dự án và đặc biệt là phải có… hóa đơn đỏ (hóa đơn giá trị gia tăng). Trong khi đó, với những người nông dân, tới mùa vụ thường thuê lao động địa phương rồi trả tiền, thuê máy cày đất… thì việc lấy hóa đơn đỏ còn khó hơn “lên trời”. 

http://enternews.vn/tin-dung-cho-nong-nghiep-cong-nghe-cao-van-chi-la-thong-diep-113152.html

Các tin tức khác

>   Khi nhà băng Việt 'thâu tóm' ngân hàng nước ngoài (01/07/2017)

>   Các ứng viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2017-2021 là ai? (30/06/2017)

>   Nợ xấu và kỳ vọng ở phía tương lai (30/06/2017)

>   Cổ phiếu KienLongBank chính thức lên UPCoM (30/06/2017)

>   Tỷ giá trung tâm giảm nhẹ, các ngân hàng đồng loạt giảm giá USD (30/06/2017)

>   ĐHĐCĐ Sacombank: Ông Dương Công Minh là tân Chủ tịch HĐQT (30/06/2017)

>   Sacombank quyết chiến mảng bán lẻ (29/06/2017)

>   Chuyển động bộ tứ LienVietPostBank, Him Lam, Sacombank, Sacomreal (29/06/2017)

>   Ngân hàng rầm rộ tăng lãi suất huy động nửa cuối tháng 6 (29/06/2017)

>   Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt 7.54% (29/06/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật