Thứ Hai, 24/07/2017 10:23

Tiến tới thỏa thuận thương mại với Anh có dễ dàng đối với Mỹ?

Liệu đây sẽ là sự khởi đầu của mối quan hệ đặc biệt hơn?

Anh và Mỹ sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán không chính thức về thỏa thuận thương mại khi các quan chức Anh viếng thăm Washington vào ngày thứ Hai, CNNMoney cho hay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông kỳ vọng 2 bên sẽ tiến tới một thỏa thuận “rất lớn và có sức ảnh hưởng rất mạnh” một cách nhanh chóng.

Thỏa thuận như thế sẽ là yếu tố tích cực đối với Anh. Quốc gia này đã đánh cược tương lai của nền kinh tế vào ý tưởng rằng việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ giải phóng tiềm năng thương mại của Anh vì điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn để thực hiện các thỏa thuận song phương hơn là chờ đợi 27 quốc gia còn lại đồng ý.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết quan điểm “màu hồng” từ cả Mỹ và Anh là không thực tế.

Cụ thể, Peter Holmes, Chuyên gia về thương mại tại Đại học Sussex, cho hay: “Phạm vi hoạt động của một thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ là rất hạn chế. Có rất nhiều chướng ngại vật rất lớn đối với thỏa thuận này”.

Sau đây, CNNMoney đã dẫn ra các lý do tại sao tiến tới thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Anh sẽ rất khó khăn:

Cơn ác mộng về Brexit

Ngay cả khi các nhà đàm phán có khả năng tạo ra một thỏa thuận một cách nhanh chóng thì Anh sẽ không thể ngay lập tức ký kết vào thỏa thuận đó.

Điều này là do Anh vẫn còn là thành viên của EU cho đến tháng 3/2019 và điều này ngăn cản quốc gia này ký kết vào thảo thuận cho đến khi mối quan hệ giữa Anh và EU chính thức chấm dứt.

Trong khi đó, các chuyên gia thương mại hàng đầu của Anh sẽ phải dành vài tháng tiếp theo để cố gắng đưa ra các điều khoản chi tiết về một mối quan hệ thương mại mới với EU – thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này.

Dẫu vậy, vẫn còn nhiều câu hỏi quan trọng cần phải được giải đáp, chẳng hạn như Anh có còn là thành viên của Liên minh Hải quan của EU hay không. Có lẽ, các cuộc đàm phán với Mỹ sẽ chẳng tiến triển nhiều cho đến khi có các thông tin rõ ràng.

Thủ tướng Anh Theresa May đang hy vọng Brexit sẽ giúp nước Anh trở thành “một quốc gia thương mại toàn cầu tuyệt vời”. Nếu điều đó xảy ra thì Mỹ sẽ là ưu tiên hàng đầu một khi mối quan hệ giữa Anh và Mỹ kết thúc Vì Anh bán hàng hóa và dịch vụ tới Mỹ nhiều hơn bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào trên thế giới.

Cụ thể, Mỹ chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu của Anh và tổng hoạt động thương mại lên tới 235 tỷ USD, theo dữ liệu từ Anh.

Ảnh hưởng yếu ớt

Rời khỏi EU có nghĩa là Anh sẽ không còn là một phần của hơn 600 hiệp định của khối này nữa, và với Mỹ thì chỉ có 34 hiệp định. Nhiều hiệp định trong số đó có liên quan đến thương mại và sẽ cần phải được thương lượng lại.

Một vấn đề ở đây là: Anh phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của các nhà đàm phán EU trong 3 năm qua, và nước này vẫn chưa có đủ các chuyên gia thương mại để thực hiện công việc đàm phán. Cũng vì thế mà Chính phủ Anh đang phải gấp rút tuyển thêm nhiều quan chức hơn.

Chính sự thiếu kinh nghiệm của các nhà đàm phán Anh sẽ khiến quá trình thương lượng trở nên khó khăn hơn.

Được biết, Anh chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 6 đối với Mỹ, sau Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản và Đức. Điều này cho thấy việc tiến tới một thỏa thuận sẽ quan trọng với Anh nhiều hơn là Mỹ.

Sự phản đối ở quê nhà

Các nhà đàm phán ở phía Mỹ sẽ tìm cách để đạt được sự nhượng bộ từ phía Anh.

Trước đó, Mỹ và châu Âu đã cố gắng đưa ra một thỏa thuận thương mại tự do, nhưng đã thất bại ngay trước khi Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ, một phần là vì sự phản đối về mặt chính trị của những người thuộc EU.

Anh cũng là một trong số đó, đứng đầu là nhà lãnh đạo hiện tại của Công Đảng, Jeremy Corbyn.

Nhà lãnh đạo của Công Đảng đã hứa ngăn chặn thỏa thuận thương mại tự do để bảo vệ các dịch vụ công của Anh khỏi phải chịu áp lực từ các công ty Mỹ – vốn đang tìm kiếm lợi nhuận.

Bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai có khả năng sẽ gặp phải các vấn đề tương tự về các dịch vụ công, bảo vệ người tiêu dùng, y tế và sự an toàn.

Ông Simon Evenett, Giáo sư về thương mại quốc tế tại Đại học St. Gallen, cho biết: “Các nhà đàm phán Mỹ có thể yêu cầu sự bảo vệ đối với các tập đoàn đa quốc gia của họ và khả năng tiếp cận tới ngân sách thuốc của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS). Cả 2 yêu cầu trên sẽ gây ra phản ứng dữ dội từ nhiều nhóm và các chính trị gia ở Anh”.

Ẩn số Donald Trump

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng cảnh cáo Anh rằng đất nước này sẽ đứng cuối trong danh sách ưu tiên cho thỏa thuận thương mại nếu họ rời khỏi EU.

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi khi ông Trump nhậm chức và giúp Anh lên đầu danh sách ưu tiên này.

Dẫu vậy, ông Trump cũng thể hiện quan điểm biệt lập. Cụ thể, ông quả quyết cho rằng thương mại toàn cầu đang đi ngược lại với ước muốn của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh đến sự thất bại của toàn cầu hóa.

Ông đã từ bỏ các thỏa thuận thương mại mà ông cho là không công bằng đối với Mỹ, và cam kết sẽ tái thương lượng lại một số thỏa thuận khác./.

Các tin tức khác

>   Trung Quốc quyết định nhập khẩu gạo từ Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử (22/07/2017)

>   Mua lại sản phẩm từ các công ty bán lẻ ở Mỹ, Amazon định làm gì? (21/07/2017)

>   Điều gì khiến Mỹ kêu gọi Trung Quốc mở cửa thị trường tiêu dùng? (20/07/2017)

>   Các cuộc đàm phán về NAFTA sẽ bắt đầu vào ngày 16/08/2017 (20/07/2017)

>   11 quốc gia cố gắng hoàn tất TPP không Mỹ (18/07/2017)

>   EU thông qua các biện pháp ưu đãi thương mại tạm thời cho Ukraine (17/07/2017)

>   Trung Quốc tăng trưởng vượt dự báo trong quý 2 (17/07/2017)

>   Mỹ đã sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại ngành thép (15/07/2017)

>   Hãng sản xuất điện thoại hạng sang Vertu phá sản vì nợ chồng chất (14/07/2017)

>   Vì sao doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm hàng loạt công ty nông nghiệp lớn? (14/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật