Thứ Sáu, 28/07/2017 13:30

Tầm ảnh hưởng của Fed ở châu Á có bị thay đổi vì Trung Quốc?

Bài viết dưới đây là của Daniel Moss, biên tập viên phụ trách mảng kinh tế toàn cầu của Bloomberg News

Nhà đầu tư và giới phân tích ở khu vực châu Á vẫn bị ám ảnh bởi chính sách tiền tệ của Mỹ, chứ không phải của Trung Quốc.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Janet Yellen 

Mặc cho tất cả những gì được nói về sự xuống dốc của Mỹ và trỗi dậy của Trung Quốc, người dân châu Á vẫn dường như bị ám ảnh bởi những sự kiện ở một góc phố của thủ đô Washington, D.C: đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Cuộc họp tuần này cùa Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) là lần đầu tiên trong 15 năm qua Daniel Moss quan sát từ châu Á. Suốt thời gian đó, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng từ chỗ chỉ khoảng bằng nền kinh tế Italy, rồi vượt qua Đức, Nhật Bản và giờ đây dễ dàng trở thành lớn thứ hai thế giới. Các bình luận phổ biến và những quyển sách dày cộm từ giới học thuật, doanh nghiệp, chính phủ và chuyên gia thì đầy dữ liệu và những câu chuyện thú vị mô tả sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á và sự ảnh hưởng ngày càng giảm của Mỹ.

Tuy nhiên, trong tuần này, mọi chuyện giống như ông Daniel Moss chưa bao giờ đi xa. Truyền hình, truyền thông giấy và trực tuyến đều đã đưa tin quá nhiều về phát biểu của Fed với những thay đổi nhỏ nhất trong cấu trúc câu. Các bình luận viên bắt đầu lên tiếng và các lưu ý của giới phân tích đua nhau xuất hiện. Và đó là khi Fed không làm gì cả. Hãy tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu như cuộc họp của Fed có những dự báo, một cuộc họp báo và đồ thị điểm nổi tiếng của Fed.

Ngược lại, những chọn lựa chính sách của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hiếm khi được đề cập. Có thể có một vài giải thích về chuyện này. Dù chưa phải là hoàn hảo nhưng Fed là khá minh bạch so với PBOC. Từ năm ngoái, chúng ta đã biết rằng sẽ có một cuộc họp trong tuần này.

Mỹ hiện vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, cùng với quy mô và tầm ảnh hưởng của các thị trường vốn của họ – và sự tham gia của nước ngoài vào các thị trường này – đang “làm lu mờ” bất kỳ nền kinh tế nào khác. Các nền kinh tế châu Á nói riêng hiện bị ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc bởi những thay đổi trong chính sách tiền tệ của Mỹ hơn hầu hết các khu vực khác. Một số quốc gia quan trọng hiện vẫn duy trì tình trạng bị “neo” theo đồng USD một cách thật sự hoặc xem như mặc nhiên. Lượng dự trữ ngoại tệ của khu vực này là bằng đồng USD và khá nhiều ngân hàng trung ương can thiệp định kỳ để quản lý tỷ giá hối đoái của họ với đồng bạc xanh.

Trên toàn cầu, hầu như 90% khối lượng giao dịch tiền tệ hiện có mặt của đồng USD ở một phía. Và có lẽ là công bằng khi nói rằng nhà đầu tư và giới chuyên gia kinh tế đang bắt đầu cảm nhận một thay đổi nào đó trong lạm phát ở Mỹ. Nó đang giảm xuống kể từ khi chạm mục tiêu 2% của Fed hồi tháng 2/2017, ngay cả khi ngân hàng trung ương này vẫn cam kết sẽ thực hiện chính sách siết chặt dần dần.

Một số quan chức của Fed đang bắt đầu đặt dấu hỏi về mô hình kết nối tỷ lệ thất nghiệp thấp với lương và lạm phát cao hơn (mô hình đường cong Philip). Vì thế, mọi người đang tìm kiếm các thay đổi nhỏ trong ngôn ngữ mà có thể truyền tải một điều gì đó to lớn; những lời nói và phát biểu của Fed bị mổ xẻ đến từng chi tiết nhỏ. Trong khi đó, dù đã trở nên cởi mở hơn trong những năm qua, nhưng PBOC không mang lại điều gì gần như thế cho công chúng xem xét

Ngay cả thế, nhà đầu tư có thể đang cho thấy có điều họ vẫn chưa rõ ở đây. Đừng quên rằng khi các thị trường của Trung Quốc “rung lắc” hồi năm 2015, thời gian đó là đủ để Fed tạm ngưng chiến dịch của họ để từ từ loại bỏ những năm khủng hoảng.

Ngày nay, thị trường trái phiếu Trung Quốc là lớn thứ ba thế giới và đang tăng trưởng nhanh. Michael Spencer, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á của Deutsche Bank AG, lưu ý rằng nhiều người vẫn lầm tưởng rằng các thị trường Trung Quốc là khép kín và ít có liên quan với các thị trường nước ngoài. Điều đó là trái ngược với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong vấn đề dòng vốn và tăng trưởng nói chung.

Nhiều quan sát viên cũng có thể đang đánh giá sai về thái độ chính sách của ngân hàng trung ương này. “Nhà đầu tư không đặc biệt tập trung vào PBOC vì họ cho rằng cơ quan này thiên vị nhiều cho một thái độ chính sách dễ dàng và có ít khả năng siết chặt chính sách. Tuy nhiên, các điều kiện tiền tệ đang trở nên siết chặt hơn ở Trung Quốc và lạm phát lõi đều đặn tăng lên trong năm qua, và ở mức cao nhất trong vòng 5 năm – dù chỉ khoảng 2.2% – thì triển vọng cho tính thanh khoản nội địa, và vì thế cho các dòng vốn vào và ra khỏi Trung Quốc, hiện không rõ ràng lắm”, Spencer nói.

Dĩ nhiên là những quốc gia châu Á khác nhận ra rằng Mỹ đang mất vị thế vào tay Trung Quốc theo nhiều cách, cả lớn lẫn nhỏ. Quốc gia này đang hành động như thể họ có nhiều quyền lực trên khắp các vùng biển, và ở biên giới với Ấn Độ. Nhiều quốc gia – không chỉ ở châu Á – đã phớt lờ phản đối của Mỹ để tham gia vào Ngân hàng Phát triển và Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Và du khách Trung Quốc đang ngày càng là nguồn thúc đẩy tiêu dùng có giá trị khi họ đi du lịch nước ngoài. Một số chuyên gia kinh tế nghi ngờ rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, ít nhất là về phương diện GDP.

Tuy nhiên, khi các thị trường tài chính của Trung Quốc mang tính mở hơn và trở nên phức tạp hơn thì điều không thể tránh khỏi là chúng cũng sẽ phải xứng đáng có được nhiều sự chú ý hơn trong khu vực. Trong 15 năm nữa, đồ thị điểm của Trung Quốc có thể sẽ hấp dẫn như của Fed./.

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới quay đầu tăng lên đỉnh 6 tuần (28/07/2017)

>   Tăng 4 phiên liên tiếp, dầu lên cao nhất kể từ cuối tháng 5/2017 (28/07/2017)

>   Citigroup có thật sự “trở lại” chưa? (27/07/2017)

>   Venezuela: Hành trình từ đất nước giàu có cho đến gần bờ vực sụp đổ (27/07/2017)

>   Đâu là các ngưỡng quan trọng đối với giá dầu thô? (27/07/2017)

>   Chỉ số đồng USD chạm đáy 13 tháng sau tuyên bố của Fed (27/07/2017)

>   Vàng thế giới giảm liền 3 phiên xuống đáy 1 tuần  (27/07/2017)

>   Dầu lên đỉnh 2 tháng khi dự trữ tại Mỹ giảm 4 tuần liền (27/07/2017)

>   Fed giữ nguyên lãi suất (27/07/2017)

>   Trung Quốc đã kích thích kinh tế sai cách? (26/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật