Thứ Năm, 27/07/2017 20:00

Citigroup có thật sự “trở lại” chưa?

Lần đầu tiên kể từ khi nhận 3 gói giải cứu của Chính phủ trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009, vào hôm thứ Ba này, Citigroup đã tổ chức một hội nghị kéo dài 1 ngày dành cho nhà đầu tư, đánh dấu một bước nữa trong sự hồi phục của ngân hàng từng được xem là lớn nhất nước Mỹ này.

Cuộc gặp mặt ở New York này (dành cho khoảng 250 khách mời là các chuyên gia phân tích cổ phiếu và nhà đầu tư, cũng như bất kỳ ai muốn nghe qua internet) diễn ra sau 4 tuần Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho phép Citigroup bắt đầu giảm nguồn vốn dư ra mà họ đã tạo dựng được kể từ cuộc khủng hoảng.

“Việc tái cấu trúc của Citi đã chấm dứt và xét theo kế hoạch vốn mới nhất cũng như hiệu suất kinh doanh được cải thiện của chúng tôi, đây là thời điểm thích hợp để nói về con đường tăng trưởng và đạt lợi nhuận cao hơn”, Ed Skyler, người phụ trách mảng truyền thông và các vấn đề liên quan tới Chính phủ, phát biểu vào hôm thứ Hai vừa qua.

Citigroup hiện là ngân hàng lớn thứ tư của Mỹ, với lượng tài sản trị giá 1.82 ngàn tỷ USD tính đến hết tháng 6 vừa qua, giảm mạnh so với con số 2.2 ngàn tỷ USD khi tập đoàn này tổ chức “Ngày dành cho nhà đầu tư và giới phân tích” cuối cùng hồi tháng 5/2008. Trong quãng thời gian đó, ngân hàng này đã bán và đóng cửa nhiều cơ sở kinh doanh của mình trên khắp thế giới.

Đầu tháng này, CEO Mike Corbat nói rằng ông sẽ dùng hội nghị được làm sống lại này để “đi vào chi tiết hơn nhiều” về cách mà Citigroup sẽ đạt được mục tiêu tạo ra lợi nhuận của ông vào năm 2019, đó là 10% vốn cổ phần phổ thông hữu hình (TCE) của Citigroup.

Lợi nhuận trên TCE của Citigroup là 8.2% trong nửa đầu năm nay, thua xa so với 14% tại JPMorgan Chase & Co. Đây là thước đo cho thấy một ngân hàng tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận từ tiền của các cổ đông. Thông thường, các chuyên gia phân tích thích thấy lợi nhuận tối thiểu là 10%.

Corbat đã dự định đạt được mức đó trong năm 2015, hai năm sau khi lần đầu tiên ông công khai đặt mục tiêu 10%. Tuy nhiên, ông đã thất bại sau khi Fed phát hiện ra lỗi trong quá trình lên kế hoạch vốn của Citigroup và buộc ngân hàng này phải có nhiều phương án hỗ trợ hơn dành cho các khoản thua lỗ.

Vào ngày 28/6 vừa qua, Fed đã cho phép Citigroup tiến hành kế hoạch mua lại lượng cổ phiếu trị giá 15.6 tỷ USD và chi trả 3.3 tỷ USD cổ tức trong 12 tháng tới.

Đầu tháng này, Corbat lưu ý rằng những khoản chi đó hiện lên tới khoảng 130% thu nhập ròng mà giới phân tích kỳ vọng từ Citigroup trong 12 tháng tới.

Giới phân tích và nhà đầu tư nói rằng những khoản lợi nhuận trên vốn đầu tư như thế sẽ giúp Corbat đạt được phân nửa mục tiêu của ông, nếu như các khoản chi lớn tiếp tục xảy ra.

Những gì mà nhà đầu tư hiện đang thắc mắc là liệu Corbat có thể tạo ra đủ lợi nhuận từ việc kinh doanh còn lại của Citigroup để đạt mức 10% của cơ sở vốn bị giảm đó, và thấp hơn rất nhiều so với con số 14% mà Corbat cho rằng cuối cùng có thể đạt được.

“Nhà đầu tư muốn thấy thêm những nguồn thúc đẩy doanh thu khác ngoài các khoản lợi nhuận trên vốn đầu tư”, Michael Cronin, một chuyên gia phân tích của Standard Life Investments, lên tiếng.

Cronin cũng muốn nghe về những khoản cắt giảm chi phí và Citigroup sẽ chi bao nhiêu trong năm 2015 và 2019. Tăng trưởng doanh thu khó kiểm soát hơn các khoản chi tiêu, Cronin nói.

Để cho thấy tiềm năng lợi nhuận của Citigroup, Corbat đã lên kế hoạch sẽ có những buổi thuyết trình tại hội nghị của Stephen Bird, Trưởng bộ phận ngân hàng tiêu dùng toàn cầu, Jud Linville, Trưởng bộ phận thẻ của Citi, và Jamie Forese, người quản lý những doanh nghiệp khách hàng đến từ các tổ chức, bao gồm cả các thị trường vốn, ngân hàng đầu tư, cho vay doanh nghiệp và dịch vụ giao dịch.

Corbat phát biểu công khai mỗi quý, và thỉnh thoảng thường xuyên hơn. Giám đốc tài chính John Gerspach phát biểu ít nhất 2 lần/quý. Bài thuyết trình lớn cuối cùng của Corbat về chiến lược của ông dành cho Citigroup là hồi tháng 3/2013, khi lần đầu tiên ông đặt mục tiêu lợi nhuận 10%./.

Các tin tức khác

>   Venezuela: Hành trình từ đất nước giàu có cho đến gần bờ vực sụp đổ (27/07/2017)

>   Đâu là các ngưỡng quan trọng đối với giá dầu thô? (27/07/2017)

>   Chỉ số đồng USD chạm đáy 13 tháng sau tuyên bố của Fed (27/07/2017)

>   Vàng thế giới giảm liền 3 phiên xuống đáy 1 tuần  (27/07/2017)

>   Dầu lên đỉnh 2 tháng khi dự trữ tại Mỹ giảm 4 tuần liền (27/07/2017)

>   Fed giữ nguyên lãi suất (27/07/2017)

>   Trung Quốc đã kích thích kinh tế sai cách? (26/07/2017)

>   Nỗ lực của OPEC liên tục thất bại vì giá dầu… không thể bị kiểm soát (26/07/2017)

>   Nhà đầu tư đang mất lòng tin vào các ngân hàng trung ương? (26/07/2017)

>   Vàng thế giới giảm phiên thứ 2 liên tiếp chờ tin từ Fed (26/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật