Thứ Năm, 01/06/2017 08:18

PMI tháng 5 đạt 51.6 điểm, đà tăng trưởng sản xuất chậm lại

Chỉ số nhà quản trị mua hàng Purchasing Managers’ Index (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã giảm từ 54.1 điểm của tháng trước xuống 51.6 điểm trong tháng 5. Mặc dù chỉ số tiếp tục cho thấy các điều kiện kinh doanh đã cải thiện trong lĩnh vực sản xuất nhưng tốc độ cải thiện là yếu nhất kể từ tháng 3/2016. Tốc độ tăng sản xuất ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 5 đã chậm lại thành mức thấp của bốn tháng.

Cụ thể, đà tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã chậm lại trong tháng 5. Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng chậm hơn nhiều, trong khi tốc độ tạo thêm việc làm cũng giảm. Trong khi đó, mức độ lạc quan đã giảm về mức thấp nhất trong gần bốn năm.

Về khía cạnh giá cả, tốc độ tăng chi phí tiếp tục chậm lại so với mức cao của tháng 3 vừa rồi. Áp lực lên giá cả đã giảm, cùng với những dấu hiệu cho thấy lực cầu yếu đi, đã khiến các công ty giảm giá cả đầu ra lần đầu tiên trong chín tháng.

Trong khi một số công ty tiếp tục gia tăng sản xuất để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên, những công ty khác lại cho biết số lượng đơn đặt hàng mới của họ giảm nên họ phải giảm sản lượng.

Giống như với sản lượng, tốc độ tăng của số lượng đơn đặt hàng mới đã chậm lại trong tháng 5. Cả tổng số lượng đơn đặt hàng mới và số lượng đơn đặt hang xuất khẩu mới đều tăng yếu hơn nhiều so với tháng 4.

Những dấu hiệu của mức tăng trưởng chậm hơn cũng thể hiện qua các quyết định tuyển dụng nhân công. Việc làm đã tăng tháng thứ mười bốn liên tiếp, mặc dù tốc độ tăng là chậm nhất kể từ tháng 7 năm ngoái. Trong khi đó, lượng công việc tồn đọng đã tăng nhẹ sau khi giảm nhẹ trong tháng 4.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm hơn đã góp phần làm tăng tồn kho hàng thành phẩm trong tháng 5 vì các hạng mục hàng hóa được lưu trong kho thay vì chuyển giao cho khách hàng.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào trong tháng 5 đã chậm lại tháng thứ hai liên tiếp và là chậm nhất kể từ tháng 6 năm ngoái. Tốc độ tăng cũng chậm hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số khi một số thành viên nhóm khảo sát cho biết có những dấu hiệu giá cả tăng chậmlại trên thị trường quốc tế.

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài, mặc dù mức kéo dài chỉ là nhỏ, và là mức nhỏ nhất trong thời kỳ kéo dài thời gian giao hàng suốt bốn tháng gần đây. Với chi phí tăng chậm lại và nhu cầu khách hàng có dấu hiệu yếu đi, các nhà sản xuất đã giảm giá cả đầu ra. Giá bán hàng đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 8/2016.

Hoạt động mua hàng tiếp tục tăng trong tháng 5, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại tháng thứ ba liên tiếp và là tốc độ yếu nhất trong thời kỳ chín tháng. Trong những trường hợp tăng mua hàng hóa đầu vào, các thành viên nhóm khảo sát cho biết đó là do cả nhu cầu tăng sản lượng và nhu cầu tăng hàng tồn kho.

Tồn kho hàng mua đã tăng tương ứng, với tốc độ tăng nhanh hơn so với tháng trước. Những lo lắng về sự giảm sút nhu cầu khách hàng đã dẫn đến mức độ lạc quan kinh doanh kém hơn.

Trên thực tế, mức độ lạc quan đã ở mức thấp nhất trong thời gian gần bốn năm và là một trong những mức yếu nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2012. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn kỳ vọng sản lượng tăng trong năm tới, với hơn 47% dự báo tăng trưởng.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, công ty thu thập kết quả khảo sát Markit cho biết: "Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Việt nam đã giảm trong tháng 5. Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng với tốc độ yếu hơn nhiều và các công ty giảm số lượng tuyển dụng nhân công tương ứng. Trong khi tất cả những tham số này vẫn nằm trong vùng tăng trưởng, mức độ lạc quan đã giảm thành mức thấp nhất trong gần bốn năm. Điều này cho thấy một số nhà sản xuất quan ngại về tình trạng suy giảm có thể sắp diễn ra.

"Một nhân tố trợ giúp cho các công ty trong tháng 5 là tốc độ giảm chi phí tiếp tục chậm lại, nhờ đó các công ty có thể dễ dàng hơn trong việc giảm giá cả đầ u ra để kích thích nhu cầu của khách hàng"./.

Các tin tức khác

>   Nháo nhào vì bị ‘dọa’ đóng tài khoản ngân hàng (01/06/2017)

>   Cận cảnh nhà máy thép 3.300 tỷ của Vinashin bỏ hoang… chờ chết (31/05/2017)

>   Điều chỉnh vốn một số dự án (31/05/2017)

>   Kiểm soát chặt nhôm thanh nhập khẩu (31/05/2017)

>   Ban hành câu hỏi điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP (31/05/2017)

>   Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với tôn màu nhập khẩu (31/05/2017)

>   Lay lắt Vinashin - Sbic, kỳ cuối: Không để tiền nhà nước mất thêm (31/05/2017)

>   Úc mở cửa lại cho mặt hàng tôm tươi tẩm ướp (31/05/2017)

>   Quy định cửa khẩu nhập khẩu một số mặt hàng phân bón (31/05/2017)

>   Mô hình kinh doanh mới – Tăng thị phần song vẫn còn “vướng bận” pháp lý (31/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật