Thứ Tư, 31/05/2017 16:09

Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với tôn màu nhập khẩu

Ngày 31/05/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1931/QĐ-BCT về áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo Quyết định 1931/QĐ-BCT, Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ chính thức bằng hạn ngạch thuế quan đối với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam trong 03 năm kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ có hiệu lực.

Căn cứ Điều 5.1 và Điều 5.2 Hiệp định Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bộ Công Thương thông báo về lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ (tương đương mức thuế tự vệ trong hạn ngạch là 0%) của hàng hóa của xuất xứ từ các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể như sau:

Lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ phân bổ theo các quốc gia/vùng lãnh thổ

 

Lượng hạn ngạch nhập khẩu

không chịu thuế tự vệ (tấn)

Mức thuế tự vệ[1] ngoài hạn ngạch

Trung Quốc

Hàn Quốc

Lãnh thổ Đài Loan

Quốc gia/vùng lãnh thổ khác

Tổng hạn ngạch không chịu thuế tự vệ

Năm thứ nhất

(Từ 15/6/2017 đến 14/6/2018)

323,120

34,451

14,428

8,680

380,679

19.00%

Năm thứ hai

(Từ 15/6/2018 đến 14/6/2019)

355,432

37,897

15,871

9,547

418,747

19.00%

Năm thứ ba

(Từ 15/6/2019 đến 14/6/2020)

390,976

41,686

17,458

10,502

460,622

19.00%

Năm thứ tư

(Từ 15/6/2020 trở đi (nếu không gia hạn)

0

0

0

0

0

0.00%

Trong vụ việc này, Bộ Công Thương sẽ có Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ của các công ty trực tiếp sử dụng các mặt hàng tôn màu chất lượng cao.

Được biết, ngày 06/07/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2847/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam (mã vụ việc SG05) theo quy định tại Pháp lệnh về tự vệ sau khi xem xét hồ sơ yêu cầu của Công ty luật hợp danh Nghiêm và Chính đại diện cho nhóm các công ty: Công ty CP Đại Thiên Lộc, Công ty CP Thép Nam Kim và Công ty CP Tôn Đông Á.

Hàng hóa bị điều tra là sản phẩm tôn màu (còn gọi là tôn mạ màu) nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng hóa bị điều tra được phân loại vào các mã HS: 7210.7010, 7210.7090, 7212.4010, 7212.4020, 7212.4090, 7225.9990, 7226.9919, 7226.9999.

Ngày 16/02/2017, Cơ quan điều tra đã tổ chức Phiên tham vấn công khai với tất cả các bên liên quan trong vụ việc này. Tại buổi tham vấn, Cơ quan điều tra đã ghi nhận các ý kiến của các bên liên quan và thể hiện những ý kiến này cũng như ý kiến phản hồi của Cơ quan điều tra trong Kết luận cuối cùng./.

Các tin tức khác

>   Lay lắt Vinashin - Sbic, kỳ cuối: Không để tiền nhà nước mất thêm (31/05/2017)

>   Úc mở cửa lại cho mặt hàng tôm tươi tẩm ướp (31/05/2017)

>   Quy định cửa khẩu nhập khẩu một số mặt hàng phân bón (31/05/2017)

>   Mô hình kinh doanh mới – Tăng thị phần song vẫn còn “vướng bận” pháp lý (31/05/2017)

>   VN cần 2-3 trung tâm tài chính lớn (31/05/2017)

>   Thủ tướng gặp đại diện 20 tập đoàn lớn tại Mỹ (31/05/2017)

>   Mua xe phải có tài khoản ngân hàng, mỗi người chỉ một biển số ôtô (31/05/2017)

>   Quy định mới về khai trên tờ khai hải quan xuất nhập cảnh (31/05/2017)

>   Sao không tính nợ của doanh nghiệp nhà nước là nợ công? (30/05/2017)

>   Nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn phục vụ xây dựng (30/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật