Chứng khoán phái sinh: Ký quỹ và thanh toán lãi lỗ vị thế hằng ngày như thế nào?
Ký quỹ là việc bắt buộc khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh (CKPS). Theo quy định tại Việt Nam, sẽ có 3 ngưỡng cảnh báo cho nhà đầu tư về sử dụng tài sản ký quỹ và sẽ bị "margin call" khi vượt ngưỡng 100%.
Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam sắp chính thức đi vào hoạt động với sản phẩm đầu tiên được triển khai là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu dựa trên chỉ số cơ sở là VN30. Một trong những vấn đề quan trọng và nhiều khác biệt với giao dịch cổ phiếu (thị trường chứng khoán cơ sở) là cách thức ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh.
Trên thị trường chứng khoán cơ sở, giao dịch mua ký quỹ là sử dụng tiền vay từ CTCK (không bắt buộc) để thực hiện mua cổ phiếu. Còn ký quỹ tại thị trường CKPS là việc bắt buộc khi tham gia thị trường này. Nhà đầu tư sẽ thực hiện ký quỹ ban đầu bằng tiền hoặc tài sản (là chứng khoán cơ sở) trước khi tham gia mua bán.
Tài sản nào được dùng ký quỹ?
Trong giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư được ký quỹ tài sản dưới hai hình thức: Tiền và chứng khoán (trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu niêm yết).
Tuy nhiên, tài sản ký quỹ bằng chứng khoán sẽ không được tính toàn bộ vào giá trị ký quỹ mà sẽ bị chiết khấu tùy theo từng loại, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu theo quy định giá trị chứng khoán (đã chiết khấu) không được vượt quá 20% tổng giá trị tài sản ký quỹ.
Xem thêm >>>
|
Thực tế quy định tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) (hiệu lực từ ngày 01/05/2017), ký quỹ gồm có: ký quỹ ban đầu (Initial Margin - IM), ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL trái phiếu Chính phủ (Delivery Margin - DM), ký quỹ biến đổi (Variation Margin - VM) và ký quỹ duy trì yêu cầu (Margin Requirement - MR).
Ký quỹ ban đầu (Initial Margin - IM) là giá trị ký quỹ tối thiểu trước khi thực hiện giao dịch và được tính toán dựa trên giá giao dịch được cập nhật trong phiên. Việc nộp ký quỹ ban đầu có thể bằng tiền hoặc chứng khoán nhưng tỷ lệ tiền ký quỹ đảm bảo không thấp hơn 80% giá trị tài sản ký quỹ.
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu được công bố trên trang thông tin điện tử của VSD ít nhất hai ngày làm việc trước khi áp dụng. Định kỳ vào ngày 1, 10 và 20 hàng tháng, VSD sẽ xác định lại tỷ lệ ký quỹ ban đầu.
Ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL trái phiếu Chính phủ (Delivery Margin - DM) là giá trị ký quỹ phải nộp cho VSD từ sau ngày giao dịch cuối cùng và duy trì cho đến ngày thanh toán cuối cùng để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng thay cho khoản ký quỹ ban đầu.
Ký quỹ biến đổi (Variation Margin - VM) là lỗ vị thế ròng được xác định trên cơ sở lãi lỗ vị thế trong phiên giao dịch đã ghi nhận và lãi lỗ vị thế chưa ghi nhận. Giá trị ký quỹ biến đổi chỉ được tính vào giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu trong trường hợp lãi lỗ vị thế của danh mục đầu tư trên tài khoản của nhà đầu tư ở trạng thái lỗ.
Ký quỹ duy trì yêu cầu (Margin Requirement - MR) là tổng giá trị ký quỹ phải nộp để duy trì các vị thế gồm các giá trị ký quỹ thành phần kể trên: (1) ký quỹ ban đầu (IM); (2) ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP (DM); (3) ký quỹ biến đổi (VM).
MR = IM + DM + VM
Ký quỹ duy trì sẽ biến động theo kết quả định giá lại theo giá thị trường đối với các vị thế.
Nguồn: HNX
|
Theo quy định, mỗi nhà đầu tư được mở một tài khoản tiền gửi ký quỹ (và một tài khoản chứng khoán ký quỹ) để quản lý tài sản ký quỹ và thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho vị thế trên tài khoản giao dịch. Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư dùng để nhận/hoàn trả tài sản ký quỹ; nhận lãi hoặc thanh toán lỗ vị thế hàng ngày, thanh toán khi thực hiện hợp đồng…
VSD thiết lập các ngưỡng cảnh báo theo ba cấp độ để thực hiện giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ trên từng tài khoản trong phiên giao dịch: Mức độ 1 là ngưỡng 80%, mức độ 2 là ngưỡng 90% và mức độ 3 là ngưỡng 100%. Trong đó, tài khoản ở mức độ 1 và 2 sẽ bị gửi cảnh báo và mức độ 3 sẽ bị “margin call”. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán (là thành viên bù trừ) có thể quy định tỷ lệ thấp hơn 100% khi áp dụng “margin call” với nhà đầu tư.
Nhà đầu tư chỉ được mở thêm vị thế khi tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ của tài khoản dưới ngưỡng cảnh báo mức độ 3. Nếu tỷ lệ này rơi vào ngưỡng cảnh báo mức độ 3, tài khoản giao dịch của nhà đầu tư sẽ bị đình chỉ giao dịch và phải thực hiện giảm vị thế thông qua việc mở mới vị thế đối ứng để đóng vị thế hiện có hoặc nộp bổ sung tài sản ký quỹ. Thời hạn tối đa để áp dụng các biện pháp xử lý là 3 ngày làm việc trước khi VSD can thiệp (VSD sẽ yêu cầu thành viên bù trừ thực hiện đóng vị thế đối với tài khoản vi phạm).
Để hiểu rõ hơn về cách tính ký quỹ cũng như thanh toán lãi lỗ vị thế hằng ngày, có thể xem ví dụ với hợp đồng tương lai VN30F1709 được niêm yết với giá 700 (điểm), hệ số nhân do Sở GDCK quy định là 100,000 đồng. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu giả sử là 10%. Nhà đầu tư A có 50 triệu đồng ở tài khoản ký quỹ và mở vị thế mua (bán) 5 hợp đồng tương lai.
Khi nhà đầu tư mở vị thế mua vào ngày T+0 với giá 700 điểm, đến ngày T+5 giá HĐTL giảm xuống 688 sẽ bị "margin call" do tỷ lệ sử dụng ký quỹ vượt 100% (tương tự với trường hợp mở vị thế bán, nhà đầu tư cũng sẽ bị "margin call" vào ngày T+2 khi giá HĐTL tăng lên 710).
Bảng hạch toán tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư qua các ngày giao dịch
ĐVT: triệu đồng
|
(7) = (1) x (3) x (4) x (5)
(8) = (2) x (3) x (4) (chỉ tính khi ở vị thế lỗ)
(9) = (7) + (8)
(10) = (9) / (6)
|
ớ
|