Thứ Hai, 29/05/2017 11:12

Tôm chân trắng chiếm 83% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đức

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tính tới tháng 3/2017, Đức là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 3 của Việt Nam trong khối EU, chiếm 3% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Xuất khẩu tôm sang Đức trong quý 1/2017 đạt 18.4 triệu USD; giảm 22.8% so với cùng kỳ năm 2016.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đức chủ yếu là tôm chân trắng với quý 1 năm nay, tôm chân trắng chiếm 83% tổng xuất khẩu tôm sang thị trường này, tôm sú chiếm 12%, còn lại là tôm biển.

Đối với sản phẩm tôm chân trắng, Đức chủ yếu nhập khẩu tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh từ Việt Nam về để tiêu thụ trong nước và chế biến tái xuất khẩu. Bên cạnh đó, Đức cũng khá ưa chuộng các mặt hàng như tôm hấp và tôm lột vỏ.

Theo ITC, trên thị trường Đức, Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn thứ hai sau Hà Lan, chiếm khoảng 16% tổng nhập khẩu tôm của Đức. Hai tháng đầu năm 2017, nhập khẩu tôm vào Đức đạt 87.7 triệu USD; giảm 2.6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về yếu tố cạnh tranh trên thị trường Đức, Việt Nam không phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh về giá, thuế nhập khẩu hay đối thủ. Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế GSP đối với tôm đông lạnh dạng thô khi xuất vào EU là 4.2% (cho các loại có mã HS là 030616 hoặc 030617), tôm đã sơ chế chịu thuế suất 7% (cho các loại có mã HS là 160521 và 160529) trong khi các đối thủ khác phải chịu thuế cao hơn.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã kết thúc đàm phán và dự kiến có hiệu lực từ năm 2018. EVFTA hứa hẹn sẽ tạo những ưu đãi đáng kể về thuế suất cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đức.

Thị trường Đức ngày càng nhập nhiều các sản phẩm tôm có thương hiệu chứng nhận. Các chuỗi siêu thị lớn ở Tây Âu trong đó có Đức thể hiện rõ nhất xu hướng này. Hiện chứng nhận phổ biến nhất là Global GAP. Các chuỗi siêu thị ở Tây Âu mới đây còn tham vọng rằng tất cả các sản phẩm tôm của họ phải được chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng thủy sản (ASC). Do vậy, ASC dự kiến sẽ ngày càng trở lên quan trọng ở Đức.

Để tăng kim ngạch xuất khẩu thị trường này, DN Việt Nam cần đẩy mạnh việc quảng cáo thông qua các hội chợ triển lãm, cũng như giới thiệu những chứng nhận uy tín của DN về chất lượng sản phẩm để tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Đức là thị trường nhạy cảm về giá nên sản phẩm tôm chân trắng giá phải chăng của Việt Nam đang được ưa chuộng ở Đức. nhập khẩu mặt hàng này của Đức có xu hướng tăng, các DN Việt Nam nên tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu sang đây./.

Các tin tức khác

>   Đề xuất điều kiện kinh doanh sản xuất, nhập khẩu ô tô (29/05/2017)

>   Xuất khẩu gạo có thể rơi vào khủng hoảng (29/05/2017)

>   Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ (29/05/2017)

>   Vay 233,3 triệu USD làm metro Lăng Cha Cả - Tân Sơn Nhất (29/05/2017)

>   Khu công nghệ cao Hoà Lạc xin ngân sách rót 8.300 tỷ (28/05/2017)

>   Có hay không cách mạng công nghiệp 4.0? (28/05/2017)

>   Không phân biệt các đơn vị sự nghiệp 'công' hay 'tư' (28/05/2017)

>   Sự trỗi dậy của làn sóng Hàn (28/05/2017)

>   Xuất khẩu gạo: Còn nhiều ngộ nhận (27/05/2017)

>   Xuất khẩu tôm sang EU tăng 6.4% (27/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật