Chủ Nhật, 28/05/2017 14:02

Có hay không cách mạng công nghiệp 4.0?

Công nghiệp 4.0 - thuật ngữ tiếng Đức “Industrie 4.0” - xuất hiện chính thức vào tháng 4-2011, là chủ đề của hội chợ triển lãm công nghiệp lớn nhất thế giới, mở hàng năm ở thành phố Hannover của Đức.

Theo Giáo sư Wahlster, một trong ba người khởi xướng, mầm móng của “Industrie 4.0” (I4.0) là từ Tổ chức Sáng kiến công nghệ SmartFactory KL thành lập năm 2005. Khẩu hiệu “Industrie 4.0”, gọn gàng và súc tích, được sáng tạo cho Hội chợ Hannover 2011 để thay thế cho cụm từ khó hiểu “cyber-physical system” (CPS).

Sau đó, tháng 10-2012, đề án thực hiện I4.0 được trình lên Chính phủ Đức. Một năm sau, 2013, trong Hội chợ Hannover, báo cáo tổng kết tựa đề “Khuyến nghị thực hiện đề án tương lai Industrie 4.0” được công bố. Một tiểu ban tên “Nền tảng Industrie 4.0” được thành lập dưới sự điều khiển của Bộ Kinh tế và Năng lượng cũng như Bộ Giáo dục và Nghiên cứu. Ba hiệp hội quan trọng của nước Đức là thành viên chính, gồm Bitkom (tin học truyền thông), VDMA (cơ khí), ZVEI (điện và điện tử). Chiến lược I4.0 như thế đã đạt tầm cỡ quốc gia. Năm 2016, trong Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức hàng năm ở Davos (Thụy Sỹ), nơi các nguyên thủ quốc gia và những nhà kinh tế hàng đầu tụ hội, đề tài I4.0 xuất hiện với chủ đề “Mastering the Fourth Industrial Revolution” đã đạt tầm cỡ thế giới.

Ước mơ

Trong quá trình cạnh tranh toàn cầu, nước Đức đã phải chịu nhường bước trong nhiều lĩnh vực sản xuất như sắt thép, tàu thủy, hàng trắng (tủ lạnh, máy giặt), điện tử (ti vi, máy ảnh). Ngành công nghiệp xe hơi của Đức với bề dày kinh nghiệm, tiếng tăm, có những sản phẩm cao cấp, là chuẩn so sánh. Nhưng những nghiên cứu cơ bản, thử nghiệm cho những sản phẩm mới với động cơ điện, động cơ hybrid lại trễ nải, bị các địch thủ như Toyota, Tesla qua mặt. Một thời gian dài, hướng nghiên cứu sử dụng năng lượng thay thế xăng bằng khí hydro lỏng (BMW) hay pin nhiên liệu (Mercedes) tốn khá nhiều thời gian và ngân sách nhưng không đưa được sản phẩm đến thị trường, xem như xếp xó.

Nước Đức hầu như không có dấu ấn trong quá trình phát triển của Internet. Hơn thế, những nghiên cứu cơ bản có tính đột phá từ những học viện, đại học Đức không được nhận thức đúng để chuyển nhanh thành sản phẩm và để cho địch thủ phỏng tay trên. Thí dụ chuẩn MP3 nén nhạc số là một phát minh ở Đức năm 1982 nhưng lại là nền tảng cho sự trỗi dậy thành công của gã khổng lồ Apple với sản phẩm iPod và dịch vụ iTunes.

Tuy vậy, nước Đức có thế mạnh trong công nghiệp với chuỗi giá trị sáng tạo rất cao. Với chiến lược I4.0, Đức muốn là kẻ khởi xướng và dẫn đầu việc kết nối kỹ năng Internet vào công nghiệp. Như thế họ sẽ giữ vững được vị thế cao, thứ nhất trong những ngành rường cột của nền kinh tế nước Đức như sản xuất xe hơi, trang thiết bị kỹ nghệ, cơ khí, điện; thứ hai trong sản xuất và trang bị những CPS cho những cơ xưởng thông minh (smart factory) trên thế giới.

Bản phác thảo nền tảng I4.0 rất cao cấp và phức tạp với những nét chính sau đây:

- Hệ thống CPS (máy móc, thiết bị gia công, thiết bị lưu trữ) với những cảm biến cộng với trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng tự điều hành. Đó là những robot tối tân.

- Internet vạn vật (IoT) là xương sống, kết nối truyền thông cho từng đơn vị (CPS) qua địa chỉ IP.

- Tất cả những quy trình, dữ liệu sản xuất và những dữ liệu liên quan đến đối tác, khách hàng, nhà cung ứng, vận chuyển... được số hóa và lưu trữ trên đám mây.

Theo một nghiên cứu của Bitkom và Viện Fraunhofer, I4.0 sẽ đem đến cho nước Đức đến năm 2025 một nền kinh tế có sự tăng trưởng thêm 78 tỉ euro (tương ứng với 1,7% GDP mỗi năm); trong một vài lĩnh vực như cơ khí, xây dựng nhà máy, mức tăng trưởng đến 30%.

Hơn thế nữa, nước Đức sẽ có một lợi thế cạnh tranh với các nước phát triển, các nước đang lên và giữ vững ở mức độ cao công ăn việc làm trong nước Đức với mức lương cao. Người ta còn cho rằng nước Đức có khả năng giành lại việc sản xuất nhiều mặt hàng từ những xứ nhân công rẻ.

Nhưng cũng phải thấy rằng để đạt được những gì mà nền tảng I4.0 có thể đem đến còn phải giải quyết rất nhiều vấn đề cơ bản...

http://www.thesaigontimes.vn/160402/Co-hay-khong-cach-mang-cong-nghiep-40.html

Các tin tức khác

>   Không phân biệt các đơn vị sự nghiệp 'công' hay 'tư' (28/05/2017)

>   Sự trỗi dậy của làn sóng Hàn (28/05/2017)

>   Xuất khẩu gạo: Còn nhiều ngộ nhận (27/05/2017)

>   Xuất khẩu tôm sang EU tăng 6.4% (27/05/2017)

>   Không hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho DNNVV có vốn Nhà nước (27/05/2017)

>   Tài xế Uber, Grab cũng bỏ nghề, ôm nợ (26/05/2017)

>   Nợ xấu hiện nay không còn là “cục máu đông” mà trở thành “khối u” (25/05/2017)

>   Nợ quá hạn của DNNN đã trên 28.000 tỉ đồng (25/05/2017)

>   Lào đẩy nhanh phát triển dự án cảng biển tại Việt Nam (25/05/2017)

>   5 tháng FDI đạt 12.13 tỷ USD, tăng 10.4% so cùng kỳ (25/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật