Thứ Hai, 08/05/2017 11:37

Thỏa thuận giảm sản lượng dầu sẽ kéo dài đến 2018?

Bộ trưởng Dầu mỏ Ả-rập Xê-út, Khalid Al-Falih, cho biết ông tự tin rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất dầu chủ chốt sẽ được kéo dài đến hết năm 2017 và có khả năng còn nới rộng thêm nữa, Bloomberg cho hay.

 

Mặc dù sự tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ và mùa bảo trì nhà máy lọc dầu đã làm giảm tác động tích cực của các đợt cắt giảm sản lượng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác của nó, nhưng các nhà sản xuất vẫn kiên quyết hướng tới mục tiêu cắt giảm nguồn cung toàn cầu, Khalid Al-Falih cho biết tại Hội nghị Dầu Khí châu Á (AOGC) ở Kuala Lumpur vào ngày thứ Hai. Ông tự tin rằng thị trường dầu toàn cầu sẽ sớm về mức cân bằng và trở lại tình trạng lành mạnh.

Sự gia tăng sản lượng dầu ở Mỹ đã làm dấy lên mối lo ngại rằng các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC sẽ thất bại trong việc xoa dịu tình trạng dư cung toàn cầu và hỗ trợ giá dầu. Bằng chứng là giá dầu đã xóa bỏ tất cả đà tăng có được từ cuối năm 2016. Tuy nhiên, với việc OPEC chuẩn bị họp mặt ở Vienna vào cuối tháng này, nhiều quốc gia đã cho biết họ ủng hộ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 6 tháng, qua đó tác động tích cực đến giá dầu. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Dầu mỏ Ả-rập Xê-út cho biết thỏa thuận này có thể được kéo dài đến năm 2018.

“Dựa trên việc tham khảo ý kiến với các thành viên tham gia thỏa thuận, tôi khá tự tin thỏa thuận này sẽ được kéo dài đến cuối năm 2017 và có thể còn nới rộng hơn nữa”, ông Al-Falih cho biết. “Liên minh các nhà sản xuất kiên quyết sẽ làm bất kỳ điều gì để đạt được mục tiêu mang dự trữ trở về mức trung bình 5 năm”.

Nhiệm vụ thất bại

Trong tháng 4/2017, ông Al-Falih cho biết OPEC và các đối tác đã không thể đạt được mục tiêu giảm dự trữ dầu xuống dưới mức bình quân 5 năm sau 3 tháng cắt giảm sản lượng. Thành viên của nhóm các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) là Ả-rập Xê-út cho biết vào đầu tháng 5 rằng OPEC nên kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 6 tháng nữa vì sự gia tăng của nhu cầu dầu sẽ giúp tái cân bằng thị trường.

Nga – dù không phải là một thành viên của OPEC nhưng là nước tham gia vào thỏa thuận – cũng cho rằng cần phải kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng, theo Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak. Được biết, các nhà sản xuất tham gia thỏa thuận đã nhất trí cắt giảm bớt 1.8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2017. OPEC sẽ họp mặt ở Vienna vào ngày 25/05/2017 để quyết định về việc có nới lỏng thỏa thuận hay không.

Trong lúc các nhà sản xuất cắt giảm nguồn cung, thì sản lượng ở Mỹ – vốn không phải là thành viên của thỏa thuận – đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2015. Tuy nhiên, dự trữ dầu thô của Mỹ đang cho thấy một vài dấu hiệu giảm sút, cụ thể lao dốc trong 4 tuần vừa qua./.

Các tin tức khác

>   Dầu lao dốc hơn 6%/tuần bất chấp đà tăng trong phiên (06/05/2017)

>   Giá xăng RON 92 giảm 309 đồng/lít (05/05/2017)

>   Dầu lại tụt dốc không phanh xuống dưới mốc 45 USD (05/05/2017)

>   Dầu lao dốc gần 15% chỉ trong vòng 3 tuần (05/05/2017)

>   Lao dốc hơn 4%, giá dầu rớt mốc 46 USD/thùng (04/05/2017)

>   Dầu đảo chiều khi nguồn cung tại Mỹ giảm tuần thứ 4 (04/05/2017)

>   Dầu sụt hơn 2% và rớt mốc 48 USD/thùng lần đầu tiên trong hơn 1 tháng (03/05/2017)

>   Ả-rập Xê-út giành quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu lớn nhất của Mỹ (02/05/2017)

>   Lo ngại về sản lượng ở Mỹ, dầu giảm 1% xuống thấp nhất trong 5 tuần (02/05/2017)

>   Giá gas về dưới 300,000 đồng/bình 12kg (30/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật