Thứ Sáu, 05/05/2017 11:56

Dầu lại tụt dốc không phanh xuống dưới mốc 45 USD

Giá dầu rớt mốc 45 USD/thùng lần đầu tiên kể từ khi OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng trong tháng 11/2016 khi hoạt động sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ phá hoại các nỗ lực hỗ trợ giá dầu từ OPEC, Bloomberg cho hay.

Các hợp đồng tương lai đã trượt dốc 11% trong tuần này, xuống mức thấp nhất kể từ ngày 15/11/2016 – 2 tuần trước khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ký kết thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu và xoa dịu tình trạng dư cung toàn cầu. Nguyên nhân dẫn tới đà sụt giảm trên xuất phát từ việc sản lượng dầu tại Mỹ ngày càng gia tăng nhanh chóng. Các công ty năng lượng ở châu Á tiếp tục bị tác động nặng nề.

Được biết, trong tháng 1/2017 thông tin về các đợt cắt giảm của OPEC đã đẩy giá dầu lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2015. Tuy nhiên, chính điều này đã khuyến khích các nhà sản xuất dầu ở Mỹ trở lại thị trường và bơm nhiều dầu hơn. Kết quả là sản lượng ở Mỹ đã tăng 11 tuần liên tiếp, chuỗi leo dốc dài nhất kể từ năm 2012. Giá dầu vẫn thấp hơn khoảng 50% so với mức đỉnh được thiết lập trong năm 2014.

“Có một sự thất vọng rõ ràng là các đợt cắt giảm sản lượng từ các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC không có bất kỳ tác động nào lên nguồn cung toàn cầu tại thời điểm này”, Ric Spooner, Chuyên gia phân tích thị trường hàng đầu tại CMC Markets, cho biết. Ông nói thêm thị trường dường như ngày càng cách xa mức cân bằng. Rất có khả năng giá dầu sẽ rớt xuống mức 40-43 USD/thùng.

Tính tới lúc 11h39 (giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu, giá dầu WTI đã sụt 3.10% xuống 44.11 USD/thùng. Còn hợp đồng dầu Brent thì lùi 2.77% xuống 47.04 USD/thùng. Hôm thứ Năm, cả 2 hợp đồng này đều lao dốc gần 5% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 29/11/2016, một ngày trước khi OPEC ký kết thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

Nguồn: CNBC

Các công ty năng lượng dẫn đầu đà sụt giảm trong các cổ phiếu ở châu Á, trong đó chỉ số MSCI AC Asia Pacific Energy hạ 1.3%. Công ty PetroChina mất 3% và công ty Santos trượt dốc 3.6%. Giá chứng chỉ quỹ SPDR Oil & Gas Exploration and Production Index sụt giảm mạnh nhất là 4.9% trong ngày thứ Năm, đồng thời xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2016.

Được biết, sản lượng dầu thô tại Mỹ tăng lên 9.29 triệu thùng trong tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 8/2015, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy. Trong lúc OPEC có khả năng kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 6 tháng nữa, thì nguồn cung dầu đá phiến ở Mỹ vẫn còn là một mối lo ngại lớn đối với họ, Bộ trưởng Năng lượng Nigeria cho hay.

OPEC sẽ họp mặt vào ngày 25/05/2017 ở Vienna để quyết định xem có nên kéo dài thỏa thuận thêm 6 tháng nữa hay không./.

Các tin tức khác

>   Dầu lao dốc gần 15% chỉ trong vòng 3 tuần (05/05/2017)

>   Lao dốc hơn 4%, giá dầu rớt mốc 46 USD/thùng (04/05/2017)

>   Dầu đảo chiều khi nguồn cung tại Mỹ giảm tuần thứ 4 (04/05/2017)

>   Dầu sụt hơn 2% và rớt mốc 48 USD/thùng lần đầu tiên trong hơn 1 tháng (03/05/2017)

>   Ả-rập Xê-út giành quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu lớn nhất của Mỹ (02/05/2017)

>   Lo ngại về sản lượng ở Mỹ, dầu giảm 1% xuống thấp nhất trong 5 tuần (02/05/2017)

>   Giá gas về dưới 300,000 đồng/bình 12kg (30/04/2017)

>   Lo ngại về sản lượng tại Mỹ, dầu sụt giảm 2 tháng liên tiếp (29/04/2017)

>   Dầu sụt hơn 1% xuống thấp nhất trong 1 tháng (28/04/2017)

>   Dầu trái chiều sau dữ liệu định kỳ về nguồn cung dầu tại Mỹ (27/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật