Thứ Sáu, 26/05/2017 10:24

Phải chăng Trung Quốc đang tạo dựng “Giấc mơ Mỹ” cho riêng mình?

Trong năm 1950, Mỹ đang trên đỉnh của sự bùng nổ – điều này đã tạo ra tầng lớp trung lưu lớn nhất trong lịch sử. Bên cạnh đó, đây cũng là điểm khởi đầu cho một bước chuyển mình của nền kinh tế Mỹ, và biến quốc gia này trở nên quốc gia giàu có hơn bao giờ hết, Business Insider cho hay.

 

Đây là khi khái niệm “Giấc mơ Mỹ” ra đời – một giấc mơ mà ở đó mỗi gia đình có thể sở hữu một căn nhà với một hàng rào trắng, có ít nhất một chiếc xe trong gara, một tủ lạnh, bếp, tivi và có thể tận hưởng một kỳ nghỉ mỗi năm với những đứa con của mình.

Ngày nay, Trung Quốc cũng sắp chứng kiến điều tương tự.

Đầu tư vào thị trường chứng khoán Mỹ trong năm 1950 là cơ hội 10 năm có một. Cụ thể, 1,000 USD đầu tư vào chỉ số S&P 500 trong năm 1950 có giá trị hơn 86,000 USD vào năm 2007 – đó là chưa tính đến các khoản cổ tức đi tái đầu tư.

Điều đi giúp Mỹ lên đỉnh

Những người sinh ra vào Thời kì bùng nổ trẻ sơ sinh được gọi là Baby Boomer. Một người được gọi là Baby Boomer khi người đó sinh vào khoảng thời gian từ năm 1946 - 1964 ở Anh, Mỹ, Canada và Australia. 

Mỹ đã là một cường quốc công nghiệp và kinh tế trong năm 1950, và đang trong giai đoạn tiêu dùng điên cuồng sau chiến tranh. Còn nhớ, khi đó thế hệ Baby Boomer chỉ vừa mới bắt đầu – và điều này đã định hình kinh tế Mỹ trong suốt khoản thời gian còn lại của thập kỷ 20.

Sau đó, Chính phủ đã bắt đầu khuyến khích người dân chi tiêu nhiều hơn vì lợi ích của quốc gia. Đó là khi nền kinh tế Mỹ vọt lên một tầm cao mới và trở thành nền kinh tế hàng đầu trên toàn cầu – và thị trường chứng khoán của nó cũng nhờ đó mà leo dốc.

Chính phủ Mỹ muốn bồi đắp cho lượng tiêu thụ ở trong nước – đó là để mọi người chi nhiều tiền hơn để mua hàng hóa. Trong năm 1954, Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Eisenhower đã quyết định giảm thuế thu nhập cá nhân để giúp các hộ gia đình cải thiện sức mua. Trên thực tế, chính sách này đã có tác dụng, cụ thể trong suốt nhiệm kỳ của ông Eisenhower (từ 1953-1961) thu nhập cá nhân ở Mỹ tăng vọt 45%.

Lượng thu nhập tăng thêm chứng tỏ rằng người Mỹ  có nhiều tiền hơn để chi tiêu cho các vật dụng gia đình, những quần áo mắc tiền, giải trí và những vật dụng không thiết yếu khác. Người dân chi tiêu mạnh…. và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Sự bùng nổ hậu chiến tranh đã tạo nên tầng lớp trung lưu lớn nhất trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, hiện nay mọi thứ đã thay đổi. Tầng lớp trung lưu Mỹ không còn là lớn nhất trên thế giới, ngôi vị ấy đã rơi vào tay Trung Quốc.

Trung Quốc cũng giống Mỹ của thời kỳ hậu chiến tranh?

Giống với Mỹ trong năm 1950, Trung Quốc hiện là một cường quốc công nghiệp và kinh tế. Chưa hết, đây còn là trung tâm sản xuất của thế giới trong hơn 1 thập kỷ qua. Ngoài ra, Trung Quốc còn là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.

Đáng chú ý nhất, Trung Quốc cũng có tầng lớp trung lưu lớn nhất thế giới. Tầng lớp này được dự báo sẽ hơn 500 triệu người vào năm 2020. Tầng lớp trung lưu cũng kiếm được nhiều tiền hơn và có thu nhập khả dụng nhiều hơn – cũng giống như thế hệ Baby Boomer đã bắt đầu định hình kinh tế Mỹ vào giữa thập kỷ 20.

Và tương tự với Mỹ trong những năm của thập niên 50, Chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích người dân mua hàng nhiều hơn vì lợi ích của nền kinh tế. Vì vậy, dù đã tăng trưởng rất mạnh trong 20 năm qua, nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Nhận xét về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs đã nói rằng: “Những gì mà thế giới đã chứng kiến (về Trung Quốc) cho tới nay chỉ mới là khởi đầu cho những cơ hội trong tương lai”.

Điều gì có thể đến với nền kinh tế Trung Quốc?

Để giải thích về ý tưởng “cơ hội đang tới”, hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây. Đường màu đen cho thấy tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của tỷ số GDP/người ở Mỹ từ năm 1960-2015, khi đó Mỹ là động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Trong suốt khoảng thời gian đó, GDP/người ở Mỹ vọt 1,757%.

Đường màu đỏ đại diện cho GDP/người của Trung Quốc trong năm 2000-2015 (sử dụng đường nằm ngang ở phía trên biểu đồ). Hãy chú ý là tăng trưởng Trung Quốc đang bám sát với tốc độ tăng trưởng quá khứ của Mỹ từ năm 1960-1976.

 

Như bạn đã thấy, GDP/người của Trung Quốc đang ở gần với mức của Mỹ trong năm 1976. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP/người của Mỹ đã bắt đầu nhảy vọt từ thời điểm đó. 40 năm sau đó, GDP/người của Mỹ đã hơn 55,000 USD. Tuy nhiên, hiện GDP/người hiện chỉ là 8,000 USD.

Nếu Trung Quốc cứ theo một mẫu hình tương tự với Mỹ thì nền kinh tế quốc gia này vẫn còn khá nhiều cơ hội tăng trưởng ở phía trước. Dĩ nhiên, điều này sẽ không diễn ra một cách đơn giản, nhưng sẽ có những lúc biến động lên xuống mạnh. Tuy nhiên, biểu đồ trên cũng đem lại ý tưởng về những điều có thể xảy ra.

Sự phát triển của “Giấc mơ Mỹ” đã tạo ra một trong những quốc gia giàu nhất mà thế giới từng thấy. Và Trung Quốc cũng đang theo chiều hướng tương tự.

Có thể bạn không còn có thể đầu tư vào “Giấc mơ Mỹ” nữa. Thế nhưng, vẫn còn đó là “Giấc mơ Trung Quốc” và đây có thể là một mảnh đất màu mỡ để nhà đầu tư bước vào./.

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới đảo chiều tăng nhẹ sau 2 phiên giảm liên tiếp (26/05/2017)

>   Dầu sụt gần 5% và rớt mốc 50 USD trước nỗi thất vọng mang tên "OPEC" (26/05/2017)

>   OPEC có cần dầu đạt giá 80 USD/thùng không? (25/05/2017)

>   Đa số quan chức Fed ủng hộ nâng lãi suất vào tháng 6  (25/05/2017)

>   Bitcoin vượt ngưỡng 2,500 USD, tiếp tục hành trình lập kỷ lục mới (25/05/2017)

>   Vàng thế giới giảm phiên thứ 2 liên tiếp sau biên bản họp của Fed (25/05/2017)

>   Dầu bất ngờ giảm nhẹ trước thềm cuộc họp chính thức của OPEC (25/05/2017)

>   Các nhà sản xuất dầu trong và ngoài OPEC tổ chức họp không chính thức  (24/05/2017)

>   Đâu mới là lý do thực sự khiến Ả-rập Xê-út và Nga đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm? (24/05/2017)

>   Vàng thế giới rút khỏi mức cao nhất trong 3 tuần (24/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật