Thứ Hai, 22/05/2017 13:43

Nợ xấu còn trên 160 ngàn tỷ đồng tính đến 31/3/2017

Báo cáo của Chính phủ do Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trình bày tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV cho biết, trong giai đoạn 2012 - 2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được trên 610 ngàn tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu là do các tổ chức tín dụng tự xử lý (chiếm trên 56%), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm gần 44%. Tính đến 31/3/2017, tổng nợ xấu nội bảng hệ thống các tổ chức tín dụng trên 160 ngàn tỷ đồng, tương đương 2.56% tổng dư nợ tín dụng.

Cụ thể, việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được kết quả bước đầu, giữ vững an toàn hệ thống. Tuy nhiên, việc triển khai phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, xử lý nợ xấu và nợ đã bán cho VAMC còn nhiều khó khăn; năng lực quản trị điều hành của một số tổ chức tín dụng còn yếu, năng lực cạnh tranh thấp.

Trong giai đoạn 2012 - 2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được trên 610 ngàn tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu là do các tổ chức tín dụng tự xử lý (chiếm trên 56%), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm gần 44%. Tính đến 31/3/2017, tổng nợ xấu nội bảng hệ thống các tổ chức tín dụng trên 160 ngàn tỷ đồng, tương đương 2.56% tổng dư nợ tín dụng.

Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và đang chỉ đạo kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống. Tại kỳ họp này, Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.

Căn cứ Nghị quyết về xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ chỉ đạo tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; hoàn thiện các phương án xử lý đối với các tổ chức tín dụng yếu kém theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường, trên nguyên tắc khẩn trương, quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ, bảo đảm hiệu quả kinh tế, an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền. Củng cố, chấn chỉnh hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; xử lý dứt điểm các quỹ yếu kém.

Khẩn trương ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020; hoàn thiện phương án cơ cấu lại từng tổ chức tín dụng. Tập trung nâng cao năng lực tài chính, quản trị ngân hàng phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn.  Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát. Có cơ chế phù hợp thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia cơ cấu lại và xử lý nợ xấu./.

Các tin tức khác

>   Kiểm toán Nhà nước điểm danh ngân hàng nhiều nợ khó đòi trong 2016 (22/05/2017)

>   Uỷ ban Kinh tế Quốc hội: Tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, đặc biệt là phân khúc cao cấp (22/05/2017)

>   Nợ xấu không phải con ngáo ộp! (22/05/2017)

>   Tỷ giá trung tâm giảm 2 đồng, USD ngân hàng đi ngang (22/05/2017)

>   Techcombank chào bán 500 triệu cp giá tối thiểu 10,000 đồng/cp (22/05/2017)

>   Kỳ họp thứ ba của Quốc hội: Giải bài toán khó về nợ xấu (22/05/2017)

>   Một số máy ATM ngưng hoạt động sau 22 giờ: Ngân hàng cần hành xử trách nhiệm hơn (21/05/2017)

>   Lãi suất đang phải đứng sau tỷ giá và lạm phát (21/05/2017)

>   Bổ sung khởi tố vụ án Hà Văn Thắm và đồng bọn (21/05/2017)

>   Chuyên gia: Ổn định mặt bằng lãi suất sẽ khó khăn hơn năm 2016 (20/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật