Thứ Ba, 23/05/2017 13:01

Kỳ vọng ở 3 điều từ Nghị quyết mới về xử lý nợ xấu

Theo CTCK Bảo Việt (BVS), trước thực trạng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao và công tác xử lý còn chậm, gặp nhiều trở ngại như trong thời gian qua, Chính phủ đã trình Quốc hội nghị quyết mới về xử lý nợ xấu. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ, giải phóng lượng vốn khổng lồ lên tới hơn 600,000 tỉ đồng. Theo đánh giá của BVS, nghị quyết lần này đã gỡ được rất nhiều nút thắt hiện nay trong việc xử lý nợ xấu.

Cụ thể, theo tờ trình của Chính phủ, tính đến 31/12/2016, tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5.8%, nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, thì chiếm 10.08% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế.

Trước thực trạng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao và công tác xử lý còn chậm, gặp nhiều trở ngại như trong thời gian qua, Chính phủ đã trình Quốc hội nghị quyết mới về xử lý nợ xấu. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ, giải phóng lượng vốn khổng lồ lên tới hơn 600,000 tỉ đồng.

Theo đánh giá của BVS, nghị quyết lần này đã gỡ được rất nhiều nút thắt hiện nay trong việc xử lý nợ xấu. Thứ nhất, dự thảo nghị quyết cho phép VAMC được mua các khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro đang hạch toán ngoài bảng và chuyển đổi các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua theo giá trị thị trường.

Thứ hai, về quyền thu giữ tài sản đảm bảo, nhiều nút thắt trong luật đất đai hiện hành đã được xử lý. Cụ thể, bên có tài sản phải có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho các TCTD để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm và quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Thêm vào đó, nghị quyết mới đảm bảo cho quyền thu giữ tài sản đảm bảo của các TCTD. Điều này giúp các TCTD rút ngắn thời giam thu hồi nợ, giảm thiểu tình trạng chây ỳ của người vay nợ.

Một điểm đáng chú ý khác là dự thảo mở ra hướng hỗ trợ, cho phép phân bổ số lãi dự thu đã ghi nhận của các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng của tổ chức tín dụng chưa thoái theo quy định giãn ra trong lộ trình không quá 10 năm.

Nếu được Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này, BVS cho rằng nghị quyết về xử lý nợ xấu sẽ sớm được đưa vào thực hiện, giúp đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu./.

Các tin tức khác

>   NamABank: Huy động vốn 2016 hơn 34,000 tỷ đồng, tăng 40% (23/05/2017)

>   USD ngân hàng vẫn duy trì trạng thái ổn định (23/05/2017)

>   Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu mức tăng nhờ kỳ vọng việc xử lý nợ xấu từ nghị trường (23/05/2017)

>   Sửa luật để xây dựng hệ thống tổ chức tín dụng lành mạnh (22/05/2017)

>   Khắc phục bất cập của hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu (22/05/2017)

>   Nợ xấu còn trên 160 ngàn tỷ đồng tính đến 31/3/2017 (22/05/2017)

>   Kiểm toán Nhà nước điểm danh ngân hàng nhiều nợ khó đòi trong 2016 (22/05/2017)

>   Uỷ ban Kinh tế Quốc hội: Tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, đặc biệt là phân khúc cao cấp (22/05/2017)

>   Nợ xấu không phải con ngáo ộp! (22/05/2017)

>   Tỷ giá trung tâm giảm 2 đồng, USD ngân hàng đi ngang (22/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật