Thứ Năm, 18/05/2017 17:12

Fitch Ratings nâng triển vọng tín nhiệm Việt Nam lên “tích cực”

Mới đây, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã nâng triển vọng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) bằng cả đồng ngoại tệ và nội tệ của Việt Nam từ “ổn định” sang “tích cực”, đồng thời giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm ở mức “BB-”.

Xếp hạng tín nhiệm về trái phiếu không đảm bảo có độ ưu tiên cao (senior unsecured) bằng đồng ngoại tệ và đồng tệ của Việt Nam cũng giữ nguyên ở mức “BB-".

Bên cạnh đó, trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam tiếp tục được Fitch duy trì ở mức “BB-", trong khi xếp hạng IDR ngắn hạn bằng ngoại tệ và nội tệ không thay đổi ở mức “B”.

 

Xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam phản ánh thành quả tăng trưởng mạnh cũng như triển vọng kinh tế tươi sáng của Việt Nam, chi phí trả nợ và lãi vay nằm trong tầm kiểm soát, tài khoản vãng lai thặng dư và dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) liên tục đổ vào Việt Nam.

Động lực để Fitch Ratings nâng triển vọng của Việt Nam lên “tích cực” xuất phát từ các yếu tố sau:

Việt Nam đang xây dựng chính sách hướng đến mục tiêu ổn định vĩ mô. Biện pháp này – bao gồm tỷ giá linh hoạt hơn và gia tăng tập trung vào ổn định lạm phát – đã thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và giúp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. GDP thực của Việt Nam tăng trưởng 6.2% trong năm 2016, qua đó nâng mức tăng trưởng GDP bình quân 5 năm lên 5.9%, cao hơn so với mức bình quân 3.4% của các nước có bậc xếp hạng “BB”. Tăng trưởng kinh tế vẫn được hỗ trợ nhờ lĩnh vực sản xuất theo định hướng xuất khẩu của Việt Nam cũng như sự tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực dịch vụ, bất chấp đà suy yếu trong lĩnh vực khai thác mỏ và khai thác than đá do ngành dầu khí đang giảm sút. Fitch Ratings dự báo tăng trưởng GDP thực sẽ cải thiện từ từ lên mức 6.3% trong năm 2017 và 6.4% trong năm 2018, nhờ việc dòng FDI liên tục đổ vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng như chi tiêu tiêu dùng tư nhân mạnh.

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tiếp tục cải thiện, tăng từ mức 28.6 tỷ USD (cuối năm 2015) lên mức 37 tỷ USD vào cuối năm 2016. Động lực đem lại sự cải thiện của dự trữ ngoại hối là nhờ việc áp dụng cơ chế tỷ giá mới vào đầu năm 2016 – với mục tiêu tỷ giá linh hoạt hơn, để tài khoản vãng lai thặng dư lớn và thu hút dòng FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Xếp hạng “BB-" của Việt Nam còn phản ánh các yếu tố sau:

Nợ công của Việt Nam đang trên mức bình quân của các nước có xếp hạng là “BB” và còn tiếp tục tăng. Dựa trên ước tính sơ bộ của Fitch, tỷ lệ nợ công/GDP lên mức 53.4% vào cuối năm 2016 từ mức 50.1% hồi cuối năm 2015.

Fitch ước tính thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong năm 2016 đã giảm xuống 5.7% GDP, thấp hơn mức 6.2% vào cuối năm 2015 nhờ nguồn thu ngân sách tăng mạnh. Các cơ quan chức trách đã tăng cường cam kết làm giảm thâm hụt và mức độ nợ theo kế hoạch ngân sách giai đoạn 2016-2020. Hãng xếp hạng tín nhiệm này dự báo thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ gần với mức 5.7% GDP trong giai đoạn 2017-2018.

Ngoài ra, tài khoản vãng lai của Việt Nam vẫn thặng dư, bình quân khoảng 4% GDP trong giai đoạn 2012-2016.

Mặc dù Fitch đánh giá triển vọng của lĩnh vực ngân hàng ở mức “ổn định” nhưng vẫn còn đó nhiều thách thức đối với Việt Nam. Hãng xếp hạng tín nhiệm này cho rằng phần lớn nợ xấu (non-performing loans - NPLs) phải mất nhiều thời gian để giải quyết do các trở ngại về pháp lý và tỷ lệ nợ xấu 2.5% theo báo cáo vào cuối năm 2016 đã phản ánh các vấn đề chất lượng tài sản thực tế.

Bên cạnh đó, sự yếu kém mang tính hệ thống về cơ cấu vẫn còn và được thể hiện rõ ở các tấm đệm an toàn vốn thấp và khả năng sinh lời yếu. Fitch Ratings tin rằng nhu cầu tái cấp vốn của lĩnh vực ngân hàng vẫn là một rủi ro đối với Việt Nam. Mặc dù thành quả kinh tế ngày càng cải thiện có khả năng làm giảm bớt tỷ lệ nợ xấu, nhưng sự gia tăng nhanh chóng và liên tục của tăng trưởng tín dụng có thể tạo ra rủi ro đối với sự ổn định tài chính trong trung hạn. Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam vào cuối năm 2016 là khoảng 18%, nằm trong khoảng mục tiêu 2016 là 18-20%./.

Các tin tức khác

>   Thu hồi tài sản tham nhũng không đạt yêu cầu của Quốc hội (18/05/2017)

>   Đường đi của lạm phát (17/05/2017)

>   Đề xuất loạt giải pháp nhanh để Việt Nam đảm bảo tăng trưởng (15/05/2017)

>   Khẩn trương hoàn thiện kế hoạch giao vốn chương trình mục tiêu quốc gia (10/05/2017)

>   ​Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư Thành ủy TP.HCM (10/05/2017)

>   WB duyệt khoản tín dụng trị giá gần 315 triệu USD cho Việt Nam (07/05/2017)

>   ​Trung ương sẽ ban hành nghị quyết mới về kinh tế (05/05/2017)

>   Lựa chọn mô hình quản lý vốn nhà nước (05/05/2017)

>   Cơ chế đặc thù tạo động lực cho TP.HCM phát triển (05/05/2017)

>   Phấn đấu tăng trưởng GDP từ 6.26% trong quý 2 (04/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật