Thứ Bảy, 22/04/2017 15:24

Ứng xử thế nào với “tour du lịch 0 đồng”?

“Tour du lịch 0 đồng” là tên gọi của một mô hình kinh doanh du lịch mới được du nhập gần đây vào Việt Nam để thu hút khách du lịch Trung Quốc. Mô hình kinh doanh này được cho là đã giúp Việt Nam thu hút thêm được nhiều du khách Trung Quốc sang Việt Nam trong thời gian vừa qua. Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, lượng khách Trung Quốc trong ba tháng đầu năm 2017 đạt 949.199 lượt, tăng 63,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần một phần ba tổng lượng du khách quốc tế tới Việt Nam. Đặc biệt, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, lượng khách Trung Quốc vào Quảng Ninh, nơi mô hình kinh doanh này nở rộ, tăng đột biến, khoảng 5.000 lượt khách/ngày, dịp cuối tuần có thể từ 10.000-15.000 lượt khách/ngày.

“Tour du lịch 0 đồng” như một mô hình kinh doanh mới

Du lịch là một ngành dịch vụ đòi hỏi nhiều bên tham gia. Các bên tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch gồm: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, doanh nghiệp lữ hành, lái xe và hướng dẫn viên, và các đơn vị cung ứng dịch vụ ăn ở, mua sắm, giải trí.

Thị trường cung ứng dịch vụ du lịch đang ngày càng trở lên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, đặc biệt là với các du khách Trung Quốc. Mô hình “tour du lịch 0 đồng” đã xuất hiện ở Trung Quốc từ những năm 2003, sau đại dịch SARS, nhằm thu hút khách du lịch quay trở lại. Tuy nhiên, sau đó mô hình này đã được lan rộng không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác như Hồng Kông, Thái Lan... nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc.

Với tour du lịch truyền thống, du khách trước hết sẽ tiếp cận doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch để đặt gói dịch vụ du lịch. Gói dịch vụ du lịch gồm các phí dịch vụ cơ bản như di chuyển, khách sạn, ăn uống và phí cho doanh nghiệp lữ hành đón khách tại điểm đến. Doanh nghiệp lữ hành có nhiệm vụ chính là dẫn tour cho du khách. Khách hàng sẽ tự quyết định nơi mua sắm và giải trí.

Với mô hình “tour du lịch 0 đồng”, doanh nghiệp lữ hành chủ động tiếp cận doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch để “mua” lại khách du lịch. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch không những không phải trả phí cho doanh nghiệp lữ hành mà còn được nhận thêm doanh thu do doanh nghiệp lữ hành trả tiền để “mua” lại khách du lịch. Bản thân du khách cũng không phải trả các loại phí như ăn, ở, đi lại, hướng dẫn... cho doanh nghiệp lữ hành tại nơi đến. Nhờ đó, giá của gói dịch vụ du lịch mà du khách phải trả cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch theo mô hình này sẽ thấp hơn đáng để so với gói truyền thống.

Như vậy, bản chất của “tour du lịch 0 đồng” là khách du lịch hầu như không phải trả bất kỳ phí dịch vụ nào cho doanh nghiệp lữ hành đón mình tại địa điểm du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như chỗ ở và hành trình di chuyển đã được thỏa thuận trước đó với công ty cung cấp dịch vụ du lịch, du khách sẽ phải ghé qua một số các cửa hàng và khu vui chơi, giải trí nhất định. Và chính nhờ ăn phần trăm với các cửa hàng và điểm vui chơi giải trí thông qua hướng dẫn viên, doanh nghiệp lữ hành sẽ lấy lại phần vốn và lợi nhuận của mình. Nếu như ở mô hình truyền thống, các hướng dẫn viên như những người làm việc tự do và nhận 5-10% doanh thu từ các cửa hàng, khu vui chơi giải trí thì với mô hình “du lịch 0 đồng” con số này lên tới 60%. Và phần lợi ích này phần lớn sẽ được nộp lại cho doanh nghiệp lữ hành...

http://www.thesaigontimes.vn/159190/Ung-xu-the-nao-voi-tour-du-lich-0-dong.html

Các tin tức khác

>   Sẽ có nhiều phương án xử lý 12 dự án yếu kém (22/04/2017)

>   Thu hồi 300 xe Honda Civic 15TOP bị khuyết tật (22/04/2017)

>   Lập Ban công tác xử lý công việc khi dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (22/04/2017)

>   Quy định về đấu giá 89,500 tấn đường nhập khẩu năm 2017 (22/04/2017)

>   SCIC đặt kế hoạch bán vốn tại 100 doanh nghiệp (23/04/2017)

>   Xử lý 12 dự án yếu kém: 15 nhiệm vụ đã quá hạn (21/04/2017)

>   Kim ngạch xuất nhập khẩu giảm 14% trong nửa đầu tháng 4 (21/04/2017)

>   TPHCM bàn giải pháp giảm kẹt xe khu trung tâm (21/04/2017)

>   Thắt chặt việc thu thuế đối với hàng xách tay rượu và xì gà (21/04/2017)

>   Việt Nam đứng đâu trong chuỗi giá trị sản phẩm? (20/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật