> >
Thứ Hai, 10/04/2017 20:50

Chuyển động dòng tiền tuần 03-07/04:

STB đã khuấy động thị trường ra sao?

Cổ phiếu STB của Sacombank đã trở thành tâm điểm của thị trường trong tuần qua khi chứng kiến dòng tiền tăng trưởng mạnh mẽ cùng với nhiều thông tin hấp dẫn liên quan được công bố.

Trong tuần qua (03-07/04), khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 187.8 triệu đơn vị/phiên tăng 1.07% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 44.87 triệu cổ phiếu/phiên tăng 3.15%.

Trên HOSE, xét về giá trị tuyết đối thì FLC tiếp tục là mã có khối lượng giao dịch cao nhất, đạt gần 21 triệu cp/phiên (giảm 13% so với tuần trước).

Song, cổ phiếu STB mới chính là mã dẫn đầu về tăng trưởng thanh khoản trên sàn. Thực tế, dòng tiền đổ vào STB đã bắt đầu tăng mạnh từ đầu năm khi tại ngân hàng này là 1 trong 5 ngân hàng sẽ được tập trung tái cơ cấu trong năm 2017 theo thông tin tại buổi họp báo tổng kết năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Giá cổ phiếu STB khi đó giảm mạnh chính là nguyên nhân kích hoạt dòng tiền bắt đáy tham gia.

Nhưng thông tin sau đó mới thực sự khiến STB hấp dẫn hơn đó là việc nhóm nhà đầu tư trong và ngoài nước bao gồm Evercore Group, Redsun Capital Limited và ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Thành Thành Công muốn trở thành những ứng viên tham gia vào việc tái cơ cấu STB.

Rồi câu chuyện chưa dừng lại ở đây khi một cái tên mới là Novaland (NVL) cũng bày tỏ mối quan tâm được tham gia vào quá trình tái cấu trúc Sacombank. Cụ thể, ngày 16/12/2016, tập đoàn này có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước xin tham gia đề án tái cơ cấu Sacombank. Đến ngày 18/3/2017, tập đoàn tiếp tục có văn bản và các thuyết minh kế hoạch cụ thể sẽ triển khai nếu được xét duyệt, trong đó có đề xuất mua 20% cổ phần ngân hàng, cũng như chuẩn bị ứng cử nhân sự quản trị, điều hành… Tuy nhiên, trong ngày 05/04 thì Chủ tịch Tập đoàn Novaland là ông Bùi Thành Nhơn đã lên tiếng khẳng định sẽ rút và không tham gia vào tái cơ cấu STB.

Trước những luồng thông tin đó, cổ phiếu STB liên tục tạo sóng và thu hút mạnh một lượng tiền đổ vào. Đỉnh điểm là trong tuần qua, khối lượng giao dịch bình quân tại STB đạt gần 16.7 triệu cp/phiên, tăng hơn 212% so với tuần giao dịch trước đó và giá thì cũng bật tăng 7.4%, dừng tại 13,200 đồng/cp – mức cao nhất trong hơn 1 năm qua. Tính riêng từ đầu năm thì STB đã tăng 45%, từ mức giá 8,800 đồng/cp.

Biến động giá cổ phiếu STB từ đầu năm 2017

Không chỉ STB, một cổ phiếu khác cũng khá “mật thiết” là SCR của Sacomreal cũng được nhà đầu tư giải ngân mạnh tuần qua. Theo đó, khối lượng giao dịch bình quân SCR được đẩy lên hơn 4.5 triệu đơn vị/phiên, tăng 212% so với tuần trước đó.

Mới đây, SCR công bố BCTC kiểm toán hợp nhất 2016 với doanh thu đạt 774 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ bất động sản chiếm 764 tỷ đồng. Được biết, kết quả kinh doanh của SCR trong năm 2016 đến từ việc ghi nhận kết quả bán hàng tại các dự án nJamona Golden Silk, Jamona Home Resort, Jamona City, Carillon 5… Ngoài ra, SCR cũng ghi nhận doanh thu lớn từ các tòa nhà văn phòng cho thuê tại Quận 1 như tòa nhà 66 Phó Đức Chính và các bất động sản cho thuê khác như sàn thương mại Belleza, Âu Cơ, Sacomreal Plaza. Năm 2017, SCR đặt kế hoạch tăng doanh thu từ bất động sản lên 17% so với năm 2016 với nhiều dự án dự kiến mở bán như Charmington Iris, Carillon 6, Sacomreal Plaza…

Nhìn chung lại thì dòng tiền tuần qua có xu hướng chọn những cổ phiếu đầu ngành sau khi cơ cấu một phần sang nhóm đầu cơ ở tuần trước đó. Chẳng hạn như chứng khoán có HCM, bất động sản có NLG và TDH, xây dựng có CTD, dầu khí có GAS, sản xuất sản phẩm nhựa có AAA... Trong số đó thì NLG có lẽ đáng chú ý nhất khi chứng kiến khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 800,000 cp/phiên, tăng 75% so với tuần trước và giá đang hướng đến mức cao nhất từ khi niêm yết.

Không chỉ vậy, những mã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017 tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn từ phía thị trường. Cụ thể, đại hội TCM vừa diễn ra đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu đạt 3,315 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% và lợi nhuận sau thuế đạt 177 tỷ đồng, tăng đến 54% so với thực hiện năm 2016. Về cơ cấu doanh thu năm 2017, Công ty cho biết doanh thu từ mảng vải dự kiến sẽ chiếm 1/10 tổng doanh thu kế hoạch, lợi nhuận sau thuế theo đó đạt khoảng 1 triệu USD, tương đương 12% cơ cấu lãi ròng của Công ty. Ngoài ra, TCM cho biết lợi nhuận quý 1/2017 ước đạt 49 tỷ đồng, thực hiện đến 28% kế hoạch cả năm.

Trước những thông tin đó thì không quá ngạc nhiên khi TCM ghi nhận mức tăng hơn 9% tuần qua và thanh khoản tăng 65%.

Ở chiều ngược lại, nhiều mã chịu cảnh dòng tiền rời bỏ khá nhiều tuần qua như TNT, AGR, REE, VHC, KBC, QCG, HNG, DCL, HAG…. Điểm chung những mã này là đã có mức tăng khá về giá lẫn khối lượng giao dịch trong thời gian trước đó.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Trên HNX, mã đầu cơ ACM sau khi giao dịch tại vùng giá đáy từ khi niêm yết thì được dòng tiền bắt đáy tham gia mạnh và giúp cho dòng tiền gia tăng đáng kể (đạt hơn 634,000 cp/phiên, tăng 318%).

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX

 


>   Vietstock: Chương trình đào tạo tại TP.HCM tháng 4 - 5/2017 (10/04/2017)

>   Vietstock: Chương trình đào tạo tại TP.HCM tháng 4 - 5/2017 (13/04/2017)

>   Vietstock: Chương trình đào tạo tại TP.HCM tháng 4 - 5/2017 (15/04/2017)

>   Cuộc đua FxPro tháng 4-5/2017: Đầu tư hay – Nhận ngay laptop (10/04/2017)

>   Giá trị mua ròng của khối ngoại trong tháng 3 đạt 303 triệu USD (09/04/2017)

>   ĐHĐCĐ DNP: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng (09/04/2017)

>   10/04: Bản tin đầu tuần (10/04/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 10/04 (10/04/2017)

>   ĐHĐCĐ Hùng Vương: Khó khăn bất khả kháng, đã từng có ý định thoái vốn FMC và VTF (07/04/2017)

>   Thấy gì qua kế hoạch “lột xác” của AMV? (12/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật