Thứ Sáu, 17/03/2017 20:00

Liệu các nền kinh tế lớn nhất thế giới có chịu khuất phục trước Donald Trump về thương mại?

Tại lúc này đây, các quan chức trên thế giới đang có rất nhiều vấn đề cần phải bàn luận. Trong đó, có tương đối ít điều mà tất cả các nhà lãnh đạo tài chính đều có thể tán thành. Thương mại tự do và các nguy cơ từ lập trường bảo hộ thương mại là hai trong số đó, CNNMoney đưa tin.

Chào mừng đến với thế giới của Donald Trump.

Steven Mnuchin, Bộ trường Tài chính dưới thời Donald Trump, đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán giữa quan chức của các nước tại cuộc họp G20, qua đó có thể tiết lộ những bất đồng cơ bản về các nguyên tắc thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt trong nhiều năm qua.

Rất khó để dự đoán được các cuộc họp trong 2 ngày thứ Sáu và thứ Bảy sẽ diễn biến ra sao, nhưng dường như tất cả đều chắc chắn rằng nhà đầu tư sẽ dành sự chú ý đến bản thông cáo báo chí, dự kiến được công bố khi phiên họp kết thúc.

Trong nhiều năm qua, các thành viên G20 đã cam kết chống lại tất cả các hình thức của bảo hộ thương mại và không được cố tình làm suy yếu đồng tiền của mình.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump lại không đưa ra bất kỳ cam kết nào trên đây. Ngược lại, ông cam kết thực hiện lập trường “Nước Mỹ trước tiên” trong hoạt động thương mại. Ông đã cáo buộc Trung Quốc, một quốc gia có thế lực trong G20, là “ông vua” thao túng tiền tệ, và đe dọa sẽ tái thương lượng Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), một thỏa thuận giữa Mỹ, Mexico và Canada.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Wolfgang Schaeuble, Bộ trưởng Tài chính của Đức và là người sẽ chủ trì cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo tài chính, cho biết G20 có thể buộc phải né tránh việc giao thương cùng một lúc, qua đó để ông Trump và những người đứng đầu nhà nước khác phải vật lộn với vấn đề nóng bỏng này tại các cuộc họp trong tương lai.

“Đây là các quan điểm khác nhau về chủ đề này”, ông Schaeuble cho hay. “Nhiều khả năng là chúng ta phải loại bỏ chủ đề thương mại”.

Mối đe dọa từ các chính sách bảo hộ thương mại và hệ thống thuế biên giới từ Nhà Trắng đã khiến các quốc gia, vốn lệ thuộc vào Mỹ trong hoạt động thương mại, phải đau đầu. Được biết, Mỹ nhập khẩu khoảng 2.7 ngàn tỷ USD hàng hóa và dịch vụ mỗi năm, trong đó gần 50% đến từ các thành viên G20 như Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản và Đức.

Các chuyên gia cho biết họ sẽ theo dõi sát sao để xem xét liệu ngôn ngữ của thông cáo báo chí đợt này có thay đổi gì so với những lần trước hay không.

“Nếu G20 không cam kết thương mại tự do, thì tôi sẽ xem đó là một dấu hiệu cho thấy chính quyền mới ở Mỹ đang thật sự nghiêm túc về lập trường bảo hộ thương mại”, Paul Donovan, Chuyên gia kinh tế trưởng về thị trường toàn cầu tại Công ty Quản lý Tài sản UBS. Điều này có thể báo hiệu về một bước ngoặt sắp xảy ra trong mục tiêu chính sách của các nước và một tương lai hướng về thị trường nội địa nhiều hơn và ít mang tính toàn cầu hơn”.

Vẫn chưa rõ rằng ông Mnuchin sẽ tiếp cận các cuộc đàm phán như thế nào, nhưng xét cho tới thời điểm này, cựu đối tác của Goldman Sachs đã sử dụng những từ ngữ khiêm tốn hơn “sếp” của ông rất nhiều.

Trước đây, ông Trump đã cam kết rằng Bộ Tài chính Mỹ sẽ chính thức gọi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ vào ngày đầu tiên ông nhậm chức. Tuy nhiên, trong tháng 2/2017, ông Mnuchin cho biết chính quyền mới vẫn chưa đưa ra bất kỳ đánh giá gì về đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.

Vị thế thương mại của chính quyền mới cũng có khả năng được bàn luận vào ngày thứ Sáu (17/03) khi ông Trump gặp gỡ Thủ tướng Đức, Angela Merkel, tại Washington.

“Toàn bộ Chính phủ liên bang Đức tin rằng chính sách bảo hộ thương mại không phải cách để tiến về phía trước nếu tất cả chúng ta đều muốn theo đuổi tăng trưởng kinh tế bền vững. Chúng tôi cũng tin rằng thương mại tự do sẽ mang lại lợi thế cho những quốc gia thực hiện nó”, Phát ngôn viên của bà Merkel, Steffen Seibert, cho biết trong ngày thứ Hai./.

Các tin tức khác

>   3 bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 (17/03/2017)

>   Vàng tăng hơn 2% lên đỉnh 2 tuần (17/03/2017)

>   Dầu lùi bước khi sản lượng tại Mỹ đe dọa đến thỏa thuận của OPEC (17/03/2017)

>   BoE quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 0.25% (16/03/2017)

>   Vì sao giới đầu tư lo lắng về cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 của Scotland? (16/03/2017)

>   Vì sao Đức hối thúc G20 ủng hộ thương mại tự do? (16/03/2017)

>   Không có gì bất ngờ, BoJ tiếp tục giữ nguyên chính sách tiền tệ (16/03/2017)

>   Tại sao Chủ tịch Fed tin tưởng vào kinh tế Mỹ? (16/03/2017)

>   Dầu chấm dứt chuỗi 7 phiên giảm liền với đà leo dốc hơn 2% (16/03/2017)

>   Vàng chuyển biến mạnh mẽ sau quyết định nâng lãi suất của Fed (16/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật